Thông tin chung
Giới thiệu: Học viện Ngân hàng, một cơ sở trực thuộc Bộ Giáo dục - Đào tạo và Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam. Tính đến thời điểm hiện tại trường đã luôn nỗ lực hết mình để tạo ra nhiều tầng lớp thế hệ cán bộ trình độ cao ngành ngân hàng, nhằm đáp ứng nhu cầu về lực lượn
Mã trường: NHH
Địa chỉ: Số 12 Chùa Bộc, Quận Đống Đa, Hà Nội, Việt Nam
Số điện thoại: (+84-4)-3852 1305
Ngày thành lập: 1961
Trực thuộc: Công lập
Loại hình: Bộ giáo dục và đào tạo
Quy mô:
BẠN SỞ HỮU DOANH NGHIỆP NÀY?
Học viện Ngân hàng - Banking Academy ... đã đăng Tin tuyển sinh 4 năm trước

 

ĐIỂM CHUẨN HỌC VIỆN NGÂN HÀNG NĂM 2016 - 2018 - THÔNG TIN TRƯỜNG KHÔNG THỂ BỎ QUA

Học viện Ngân hàng, một cơ sở trực thuộc Bộ Giáo dục - Đào tạo và Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam. Tính đến thời điểm hiện tại trường đã luôn nỗ lực hết mình để tạo ra nhiều tầng lớp thế hệ cán bộ trình độ cao ngành ngân hàng, nhằm đáp ứng nhu cầu về lực lượng các nhà ngân hàng tương lai có tố chất nước ta.

Học viện Ngân hàng

Học viện Ngân hàng

I. Giới thiệu trường Học viện Ngân hàng

Tên đầy đủ: HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

Tên tiếng Anh: Banking Academy  

Mã trường học viện ngân hàng: NHH

Địa chỉ Học viện ngân hàng: số 12 đường Chùa Bộc, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội.

Điện thoại: + 84 243 852 1305

Fax:+84 243 852 5024

Email: [email protected]  

Fanpage: https://www.facebook.com/hocviennganhang1961/   

Cổng thông tin học viện ngân hàng : http://congthongtin.hvnh.edu.vn/Default.aspx?page=gioithieu   

Trang điện tử học viện ngân hàng: http://www.hvnh.edu.vn/

 

Bản đồ Học viện Ngân hàng

Bản đồ Học viện Ngân hàng

Logo Học viện Ngân hàng

Logo Học viện Ngân hàng

 

II. Điểm chuẩn Học viện Ngân hàng

    1. Điểm chuẩn năm 2016

 

STT

Mã ngành

Tên ngành

Tổ hợp môn

Điểm chuẩn

1

7380107

Luật kinh tế

A00;C00; D01; D09

---

2

7340405

Hệ thống thông tin quản lý

A00; A01; D01; D07

21.06

3

7340301_1

Quản lý Tài chính- Kế toán (Liên kết với Đại học Sunderland, Vương quốc Anh)

A00; A01; D01; D07

---

4

7340301

Kế toán

A00; A01; D01; D07

22.05

5

7340201_1

Tài chính ngân hàng (chuyên ngành Tài chính doanh nghiệp)

A00; A01; D01; D07

---

6

7340201

Tài chính – Ngân hàng

A00; A01; D01; D07

21.36

7

7340120

Kinh doanh quốc tế

A01; D01; D07; D09

20.97

8

7340101_1

Quản trị kinh doanh (Liên kết với Đại học CityU, Hoa Kỳ)

A00; A01; D01; D07

---

9

7340101

Quản trị kinh doanh

A00; A01; D01; D07

21.09

10

7220201

Ngôn ngữ Anh

A01; D01; D07; D09

21.03

Điểm chuẩn Học viện Ngân hàng 2016

Nhìn chung, mức điểm chuẩn Học viện Ngân hàng 2016 biến động không nhiều giữa các ngành. Trong đó, ngành kinh doanh quốc tế ngành lấy mức điểm thấp nhất là 20,97 điểm trong khi ngành kế toán, lấy mức điểm cao nhất là 22,05 điểm. Với mức điểm chuẩn này thì thí sinh không gặp khó khăn trong việc lựa chọn ngành nghề đăng ký xét tuyển.

 

    2. Điểm chuẩn năm 2017

Điểm chuẩn Học viện Ngân hàng 2017 - Trụ sở Hà Nội

Điểm chuẩn Học viện Ngân hàng 2017 - Trụ sở Hà Nội

Điểm chuẩn Học viện Ngân hàng 2017 phân viện Bắc Ninh

Điểm chuẩn Học viện Ngân hàng 2017 phân viện Bắc Ninh

Điểm chuẩn Học viện Ngân hàng 2017 phân viện Phú Yên

Điểm chuẩn Học viện Ngân hàng 2017 phân viện Phú Yên

Trường đã công bố cụ thể về công thức tính điểm chuẩn Học viện Ngân Hàng 2017 của các cơ sở đào tạo tại học viện qua văn bản hiện hành. Có thể thấy, mức điểm chuẩn của các ngành được công bố rõ ràng, mức dao động từ 15,75 đến 23,25 điểm (theo hệ số 30). Trong đó, hai ngành Kế toán và ngôn ngữ Anh lấy điểm cao nhất với số điểm là 23,25 điểm và ngành lấy điểm thấp nhất là ngành Quản lý tài chính - kế toán với số điểm là 15,75. Điểm chuẩn Học viện ngân hàng 2017 có sự giảm nhẹ so với mức điểm chuẩn Học viện ngân hàng 2016.

    3. Điểm chuẩn năm 2018

 

STT

Mã ngành

Tên ngành

Tổ hợp môn

Điểm chuẩn

1

7220201

Ngôn ngữ Anh

A01; D01; D07; D09

21.25

2

7340101

Quản trị kinh doanh

A00; A01; D01; D07

20.25

3

7340101_1

Quản trị kinh doanh (Liên kết với Đại học CityU, Hoa Kỳ)

A00; A01; D01; D07

19.25

4

7340120

Kinh doanh quốc tế

A01; D01; D07; D09

20.25

5

7340201

Tài chính – Ngân hàng

A00; A01; D01; D07

20.25

6

7340201_1

Tài chính ngân hàng (chuyên ngành Tài chính doanh nghiệp)

A00; A01; D01; D07

19

7

7340301

Kế toán

A00; A01; D01; D07

20.5

8

7340301_1

Quản lý Tài chính- Kế toán (Liên kết với Đại học Sunderland, Vương quốc Anh)

A00; A01; D01; D07

17.75

9

7340405

Hệ thống thông tin quản lý

A00; A01; D01; D07

20

10

7380107

Luật kinh tế

A00; A01; C00; D01

23.75

11

7310101

Kinh tế

 

20

Điểm chuẩn Học viện Ngân hàng 2018
 

Nhìn chung, mức điểm chuẩn Học viện ngân hàng 2018 dao động từ 17,75 đến 23,75 điểm (theo hệ 30). Trong đó, ngành Luật kinh tế là ngành đi đầu với mức điểm cao nhất là 23.75 - đây là ngành mới được thí điểm năm đầu tiên tại trường điểm và ngành lấy điểm thấp nhất là ngành quản lý tài chính - kế toán với số điểm là 17,75 điểm. So với mặt bằng chung của các trường trong ngành thì mức điểm chuẩn của trường không có sự chênh lệch nhiều so với các trường khác. Điểm chuẩn Học viện ngân hàng 2018 được đánh giá là vẫn nằm trong top các trường đại học.

 

III. Các ngành đào tạo trường Học viện Ngân hàng

  • Các ngành đang được đào tạo tại Học viện:

Các ngành đào tạo Học viện Ngân Hàng

Các ngành đào tạo Học viện Ngân Hàng

 

IV. Học phí trường Học viện Ngân hàng năm 2018-2019

    1. Hệ chính quy

        1.1 Bậc cao đẳng

Hệ Cao đẳng chính quy, Liên thông cao đẳng chính quy:

  • Đào tạo theo niên chế: 650.000đ / tháng

  • Đào tạo theo tín chỉ: 183.000đ / tháng

  • Học ngoài giờ hành chính: mức học phí được quy định nhân hệ số 1.3 so với lớp học trong giờ hành chính.

        1.2 Hệ đại học

Hệ đại học chính quy đại trà, Bằng II chính quy, Liên thông đại học:

  • Đào tạo theo niên chế: 810.000đ / tháng

  • Đào tạo theo tín chỉ: 229.000đ / tháng

  • Học ngoài giờ hành chính: mức học phí được quy định nhân hệ số 1.3 so với lớp học trong giờ hành chính.

        1.3 Học ngành 2, học lại, học cải thiện

  • Học phí bằng 1.5 lần học phí lần 1

  • Học ngoài giờ hành chính: mức học phí được quy định nhân hệ số 1.3 so với lớp học trong giờ hành chính.

        1.4 Học phí lớp nhỏ

  • Lớp học nhỏ gồm 8 sinh viên một lớp theo yêu cầu của người học. Học phí tính là 7.500.000 / 1 môn / 1 lớp / số SV.

  • Lệ phí tốt nghiệp: 150.000đ / 1 SV

    2. Hệ không chính quy

        2.1 Đào tạo niên chế

  • Học phí: 5.791.000đ/kST.

  • Học phí bổ sung lần 1: Bằng học phí học lần 1.

  • Đại học văn bằng II: 220.000đ / đvht

  • Đại học VHVL: 386.000đ / đvht

  • Đại học Liên thông VHVL ( từ trung cấp lên đại học): 327.000đ / đvht

  • Đại học Liên thông VHVL ( từ cao đẳng lên đại học ): 361.000đ / đvht

    3. Đào tạo tín chỉ

  • Đại học văn bằng II: 285.000đ / tín chỉ
  • Đại học VHVL: 390.000đ / tín chỉ

  • Đại học Liên thông VHVL ( từ trung cấp lên đại học): 350.000đ / tín chỉ

  • Đại học Liên thông VHVL ( từ cao đẳng lên đại học ): 325.000đ / tín chỉ

        3.1 Học lại

Đối với các lớp đào tạo trong và ngoài giờ hành chính: Học phí bằng mức thu học phí lần 1.

        3.2 Lệ phí

  • Lệ phí thi lại: 50.000đ / môn

  • Lệ phí thi lại tốt nghiệp: 200.000đ / môn

  • Lệ phí tốt nghiệp: 150.000đ / sv

    4. Chương trình chất lượng cao

        4.1 Học phí

  • Khóa 1: 415.000đ / tín chỉ

  • Khóa 2: 80.000.000đ cho toàn khóa học

  • Khóa 3: 90.000.000đ cho toàn khóa học

  • Khóa 4: 40.000.000đ cho toàn khóa học

  • Khóa 5: 102.000.000đ cho toàn khóa học

        4.2 Học ngành 2, học lại, học cải thiện

 Học phí bằng 1.2 học phí lần 1.

        4.3 Tài liệu, đồng phục

 5.000.000 cho toàn khóa học.

        4.4 Lệ phí khác

 Lệ phí nhập học, sổ tay sinh viên, thẻ sinh viên,.. thu như sinh viên hệ đại trà.

     5. Đào tạo sau đại học

        5.1 Học phí

  • Đào tạo tiến sĩ: 10.125.000đ / kỳ

  • Đào tạo thạc sĩ: 6.075.000đ / kỳ

  • Học ngoài giờ hành chính: mức thu học phí nhân hệ số 1.3 so với giờ hành chính.

  • Hỗ trợ đào tạo: 4.000.000đ / 1 năm đối với hệ đào tạo tiến sĩ và thạc sĩ ( đóng góp tự nguyện ).

        5.2 Học lại

  • Học lại: bằng 1.5 lần học phí giờ hành chính - 607.000đ / tín chỉ

  • Học phí lớp nhỏ ( lớp gồm 8 học viên theo  nhu cầu người học ): 12.000.000đ / 1 lớp / 1 môn / số SV.

        5.3 Các lệ phí

  • lệ phí thi lại: 100.000đ / môn

  • Lệ phí quá hạn bảo vệ luận án, luận văn:

  • Học viên cao học bảo vệ luận văn: 4.400.000đ nếu quá hạn dưới 6 tháng và 6.600.000đ nếu quá hạn trên 6 tháng.

  • Nghiên cứu sinh: 5.000.000đ nếu quá hạn dưới 1 năm, 7.500.000đ nếu quá hạn từ 1 đến 2 năm và 10.000.000đ nếu quá hạn trên 2 năm.

    6. Đào tạo lưu học sinh Lào

        6.1 Đào tạo đại học

( 3 lần học phí SV CQ hệ đại trà )

  • Đào tạo theo niên chế: 4.300.000 đ / tháng

  • Đào tạo theo tín chỉ: 689.000đ / 1 tín chỉ

  • Hỗ trợ đào tạo: 3.000.000đ / 1 năm, ( Chi phí để các sinh viên Lào diện tự túc kinh phí, tham quan nghỉ mát, văn hóa thể thao, hoạt động ngoại khóa...

  • Học lại, học chương trình thứ hai, học cải thiện điểm: nộp học phí bằng lần 1 ( 689.000đ tín chỉ ).

  • Lệ phí tốt nghiệp: 150.000đ / 1 SV.

        6.2 Đào tạo cao học

  • Học phí: 33.000.000đ / 1 năm.

  • Học lại: 1.290.000 đ / tín chỉ.

  • Lệ phí thi lại: 100.000đ / môn.

    7. Các lệ phí khác

Nội trú:

  • Các phòng nội trú nhà C1, C2, C3, C4: 180.000 đồng / người / tháng ( Tiền điện tự túc ).

  • Đối với sinh viên Lào diện tự túc kinh phí ( 1 năm học tính 10 tháng ):

  • Phòng đầu hồi : 2.000.000đ / tháng

  • Phong bình thường : 1.806.200đ / tháng

Điện nước:

  • Giá điện nước theo quy định của Học viện tùy từng thời điểm ( Theo đơn giá điện, nước của Thành phố Hà Nội tại thời điểm hiện tại: Tiền điện - 1.900đ / số, Thước - 6.800đ / m3 ).

  • Đối với sinh viên Lào: Diện hiệp định thì được miễn tiền sử dụng điện nước với định mức 10 số điện và 3 số nước / 1 tháng / 1 lưu học sinh, dùng quy định mức trên phải nộp phí sử dụng điện nước như sinh viên Việt Nam, còn đối với diện tự túc thì nộp phí sử dụng điện nước như sinh viên Việt Nam.

V. Tuyển sinh hệ chính quy Học viện Ngân hàng năm 2018

    1. Đối tượng tuyển sinh

Tất cả các thí sinh đã tốt nghiệp THPT

    2. Phạm vi tuyển sinh

  • Tại Hà Nội tuyển sinh trong phạm vi cả nước.

  • Tại Phú Yên tuyển sinh trong phạm vi cả nước.

  • Tại Bắc Ninh tuyển sinh đối tượng có hộ khẩu thuộc các tỉnh khu vực Tây Bắc, Đông Bắc Bộ và tỉnh Bắc Ninh.

    3. Chỉ tiêu tuyển sinh

Được quy định cụ thể như sau

Chỉ tiêu tuyển sinh học viện ngân hàng

Chỉ tiêu tuyển sinh năm 2018

    4. Phương thức tuyển sinh

  • Học viện Ngân hàng đưa ra tiêu chuẩn ít nhất 90% chỉ tiêu cho hình thức xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi THPT quốc gia là chính.

  • Học viện không dành quá 10% chỉ tiêu xét tuyển thẳng, áp dụng xét tuyển đại học chính quy dựa vào căn cứ kết quả học tập trung học phổ thông (xét học bạ) vào các ngành phù hợp, được quy định cụ thể cho từng đối tượng như sau:

Phương thức tuyển sinh Học viện ngân hàng

Quy định cụ thể cho từng ngành

    5. Điều kiện ĐKXT

Để đảm bảo chất lượng đầu vào học viện sẽ quy định ngưỡng hợp lý và được công bố cụ thể trên trang thông tin điện tử của nhà trường và cổng thông tin tuyển sinh theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Sau khi công bố sinh viên sẽ không được phép điều chỉnh nguyện vọng đăng ký.

    6. Tổ chức tuyển sinh

Học viện sẽ áp dụng theo quy định của Bộ Giáo dục - Đào tạo và Đề án tuyển sinh năm học 2018.

    7. Quy định độ lệch điểm trúng tuyển

  • Điểm xét tuyển sẽ được thực hiện theo quy định của Quy chế tuyển sinh tại học viện. Học viện Ngân hàng áp dụng chung một mức điểm xét tuyển tiêu chuẩn giữa các tổ hợp cho từng ngành đào tạo.

  • Đối với diện thí sinh bằng điểm nhau xét tuyển ở cuối danh sách thì xét trúng tuyển theo điều kiện phụ quy định cụ thể như sau: ưu tiên thí sinh có nguyện vọng cao hơn.

    8. Chính sách ưu tiên xét tuyển

  • Ưu tiên xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển: Học viện áp dụng theo Điều 7 Quy chế tuyển sinh và được công bố hướng dẫn chi tiết đã được công bố tại trang thông tin điện tử.

  • Lệ phí xét tuyển: Học viện áp dụng theo đúng Quy chế tuyển sinh và Quy định của Nhà nước về lệ phí.

    9. Thông tin liên hệ

Điện thoại: + 84 243 852 1305

Fax:+84 243 852 5024

Email: [email protected]  

    10. Chỉ tiêu tuyển sinh các hệ đào tạo khác

        10.1 Hệ cao đẳng

Học viện dành tới 50% chỉ tiêu tuyển sinh hàng năm của hệ cao đẳng để xét tuyển thẳng cho các thí sinh quốc tịch Việt Nam đã tốt nghiệp THPT có điểm trung bình chung từng năm của ba năm phổ thông trung học đạt từ 5,5 điểm trở lên.

Hệ cao đẳng Học viện Ngân hàng

Chỉ tiêu hệ cao đẳng

 

        10.2 Hệ Chất lượng cao

Chương trình đào tạo chất lượng cao (áp dụng với chuyên ngành ngân hàng, tài chính, kế toán, quản trị kinh doanh), sẽ được đào tạo ra các cử nhân có chuyên môn giỏi, có trình độ năng lực sáng tạo, cùng với đó là khả năng sử dụng ngoại ngữ trong học tập, nghiên cứu thực tế và làm việc. Chương trình sẽ áp chuẩn đầu ra cao hơn chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo đại trà tương ứng đúng với chất lượng cao, do các giảng viên được lựa chọn từ Học viện Ngân hàng và các đại học danh tiếng đối tác của Học viện Ngân hàng trực tiếp đào tạo. Sinh viên được học tập, nghiên cứu trong điều kiện cơ sở vật chất vô cùng hiện đại và có điều kiện tiếp cận thực tế công việc ngay trên ghế nhà trường.

        10.3 Chương trình cử nhân quốc tế

Sinh viên Học viện Ngân hàng sẽ được trải nghiệm môi trường Anh ngữ thật sự với các chương trình được học tập và giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh và giáo viên nước ngoài có trình độ giảng dạy cao như:

  • Chương trình Cử nhân quốc tế chất lượng cao CityU, Hoa Kỳ kết hợp phương pháp đào tạo với 30% hệ thống giáo dục Hoa Kỳ và 70% giáo dục Việt Nam.

  • Chương trình cử nhân quốc tế Sunderland được Học viện Ngân hàng nhập khẩu 100% mô hình giáo dục Đại học Sunderland (Vương quốc Anh) cùng với chuẩn đầu ra cao. Các môn học có tính thực tiễn rất cao thiên về thực tế nhiều hơn lý thuyết, đảm bảo sinh viên tốt nghiệp có trình độ chuyên môn, cũng như tích lũy được nhiều kỹ năng làm việc thực tế và ngoại ngữ thành thạo. Sinh viên hoàn toàn có cơ hội chuyển tiếp năm cuối tại các trường Đại học tại Singapore, Anh, Úc.

Để hiểu rõ toàn bộ thông tin điểm chuẩn Học viện Ngân hàng 2018 mời bạn tham khảo video sau đây:


 

VI. Quy mô trường Học viện Ngân hàng

    1. Lịch sử hình thành

  • Giai đoạn 1961 - 1975

Ngày 13/09/1961, Trường Cao cấp Nghiệp vụ ngân hàng Hà Nội được thành lập với nhiệm vụ đào tạo nên cán bộ ngành ngân hàng.

  • Giai đoạn 1961 - 1975

Ngày 16/12/1976, cơ sở II Trường Cao cấp nghiệp vụ Ngân hàng đặt tại thành phố Hồ Chí Minh chuyên đào tạo tại chức.

  • Giai đoạn 1975 - 1992

Ngày 18/10/1978, trường Cao cấp Nghiệp vụ ngân hàng mở hệ cao đẳng.

Ngày 13/02/1980, Thành lập Trường Trung học Ngân hàng IV.

  • Giai đoạn 1993 - 1997

Ngày 23/3/1993, Thủ tướng Chính phủ đưa ra quyết định thành lập Trung tâm Đào tạo và Nghiên cứu Khoa học Ngân hàng trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trên nền tảng cơ sở đào tạo của học viện.

  • Giai đoạn từ 1998 đến nay

Ngày 09/02/1998, Thủ tướng Chính phủ đưa ra quyết định về việc thành lập Học viện Ngân hàng thuộc NHNN Việt Nam trên cơ sở của Bộ Giáo dục và đào tạo.

    2. Mục tiêu đào tạo, sứ mệnh

  • Sứ mệnh: Học viện phấn đấu trở thành cơ sở đào tạo và nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực kinh tế ứng dụng với mục tiêu trọng tâm là lĩnh vực tài chính - ngân hàng, góp phần cung cấp nguồn nhân lực phát triển bền vững đất nước.

  • Tầm nhìn: Phấn đấu đến năm 2020, Học viện Ngân hàng sẽ là cơ sở đào tạo đa ngành đa ngành, đa cấp từ đại học, cao đẳng đến văn bằng II,... và định hướng nghề nghiệp - ứng dụng nhằm mục đích đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế cơ bản của trường đại học, nỗ lực trở thành môi trường hàng đầu trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng tại Việt Nam.

    3. Quy mô đào tạo

Quy mô đào tạo Học viện ngân hàng

Quy mô đào tạo cấp học viện

 

    4. Cơ sở vật chất

Học viên ngày đang củng cố cơ sở vật chất để phục vụ việc học tập và giảng dạy. Nhà trường có đội ngũ giảng viên vô cùng tâm huyết và có trình độ năng lực cao, chương trình học tiên tiến, hệ thống giảng đường được trang bị nhiều thiết bị hỗ trợ, thư viện và trung tâm thực hành hiện đại, các tổ hợp tiện ích như (sân bóng đá, sân bóng chuyền, nhà thể thao đa năng, khu ký túc xá, nhà ăn, hiệu sách, y tế...) cũng vô số hoạt động, phong trào hữu ích.

Nhiều chương trình hợp tác với nhiều trường đại học danh tiếng vương quốc Anh, Mỹ, Đức, Thụy Sỹ, Úc, Liên bang Nga, Đài Loan…. nhằm hỗ trợ trong việc mở rộng kiến thức và mối quan hệ giữa các buổi trao đổi và tương tác.

Với ưu thế nằm giữa Trung tâm Thủ đô, vị trí đi lại sinh hoạt và học tập vô cùng thuận tiện. Cơ sở vật chất đầy đủ tiện ích đã giúp sinh viên phát diện toàn tiện rất nhiều. Bên cạnh đó, sinh viên được sử dụng các tiện ích hàng ngày như ẩm thực, y tế, văn phòng phẩm, tài liệu học tập và những nhu cầu thiết yếu khác theo yêu cầu học viên.

Nhà trường dành riêng khu ký túc xá khang trang và sạch sẽ cho sinh viên có nhu cầu nội trú với an ninh trật tự tốt, nhằm tạo sự an toàn cũng như thoải mái cho sinh viên học tập và nghỉ ngơi. Cơ sở vật chất của Nhà trường đang ngày được trùng tu và tiếp tục hoàn thiện và đây thực sự là một đòn bẩy và lợi thế lớn so với các Trường trên địa bàn Hà Nội.

Theo thống kê:

  • Tổng diện tích đất sử dụng của trường: 108.673 m2.

  • Tổng diện tích sàn xây dựng cho học tập và nghiên cứu của: 83.061 m2

  • Số chỗ ở ký túc xá sinh viên:

  • Tại Hà Nội: 1850 chỗ

  • Tại Bắc Ninh: 450 chỗ

  • Tại Phú Yên: 620 chỗ

Học viện Ngân hàng phân viện Bắc Ninh

Học viện Ngân hàng phân viện Bắc Ninh

Học viện Ngân hàng phân viện Phú Yên

Học viện Ngân hàng phân viện Phú Yên

Hệ chất lượng cao

Hệ chất lượng cao

    5. Hoạt động sinh viên

Năm 2017, Học viện Ngân hàng đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng với ngân hàng nhà nước việt nam công nhận đạt các tiêu chuẩn theo đúng kiểm định và đạt chuẩn cấp quốc tế. Cùng với đó  hoạt động học tập của sinh viên được đánh giá khá cao. Hội sinh viên của trường hiện nay đã tổ chức ra rất nhiều câu lạc bộ đa ngành, nghề, lĩnh vực. Bên cạnh đó, còn tổ chức ra rất nhiều hoạt động thường niên như các cuộc thi cấp học viện, hội chợ việc làm, cuộc thi cho sinh viên, hiến máu toàn trường, các chương trình tình nguyện xanh,... với sự tham gia đông đảo của sinh viên trong và ngoài trường.

 

Học viện ngân hàng

Hội chợ việc làm

Học viện ngân hàng

Hội khỏe Học viện ngân hàng

Học viện ngân hàng

Chương trình chào tân hàng năm “ Live It Up “

 

    6. Đội ngũ nhân sự, cán bộ giảng viên

Đội ngũ giảng viên của Học viện được đánh giá khá cao về mặt chất lượng. Họ là những người thầy cô rất có tâm, tận tụy với người học. Không như thế còn được đào tạo bài bản. Bên cạnh đội ngũ giảng viên trong nước còn có đội ngũ giảng viên nước ngoài trực tiếp về giảng dạy tại học viện.

GIảng viên học viện ngân hàng

Đội ngũ giảng viên của Học viện

    7. Chính sách học bổng

Là sinh viên Học viện Ngân hàng, học viên hoàn toàn có rất nhiều cơ hội nhận được học bổng. Các học bổng gồm có: học bổng khuyến khích học tập thường niên được xét mỗi kỳ học theo chế độ quy định, ngoài ra với sinh viên có kết quả học tập giỏi và xuất sắc của Học viện Ngân hàng nhận được trên 10 suất Học bổng của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 70 suất học bổng của ngành Ngân hàng và 300 suất học bổng từ các ngân hàng thương mại, các công ty kiểm toán và các doanh nghiệp lớn trong và ngoài nước. Bên cạnh đó,học viên còn được hỗ trợ vay vốn khi gặp khó khăn của phòng Quản lý người học.

Đội ngũ chúng tôi hy vọng rằng những thông tin bổ ích trên đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc về điểm chuẩn Học viện ngân hàng và chương trình đang được đào tạo tại Học viện. Nếu quan tâm hãy lưu lại bạn chắc chắn sẽ cần đến nó đấy!