Thông tin chung
Giới thiệu: Đại học Văn hóa Hà Nội là một trong những trường đào tạo chất lượng cao về lĩnh vực văn hóa. Bài viết dưới đây sẽ trả lời cho độc giả những thông tin về: Đại học Văn hóa Hà Nội tuyển sinh 2018 như thế nào? Học phí Đại học Văn hóa hà Nội?
Mã trường: VHH
Địa chỉ: Số 418 Đường La Thành – P. Ô Chợ Dừa – Quận Đống Đa – Hà Nội.
Số điện thoại: 0243.8511971
Ngày thành lập: ngày 26 tháng 3 năm 1959
Trực thuộc: Công lập
Loại hình: Bộ giáo dục và đào tạo
Quy mô:
BẠN SỞ HỮU DOANH NGHIỆP NÀY?
Đại học Văn hóa Hà Nội - Hanoi Univer... đã đăng Tin tuyển sinh 4 năm trước

ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI TUYỂN SINH 2019 - THÔNG TIN TRƯỜNG CẦN BIẾT

Đại học Văn hóa Hà Nội là một trong những trường đào tạo chất lượng cao về lĩnh vực văn hóa. Bài viết dưới đây sẽ trả lời cho độc giả những thông tin về: Đại học Văn hóa Hà Nội tuyển sinh 2018 như thế nào? Học phí Đại học Văn hóa hà Nội? Các ngành của trường Đại học Văn hóa Hà Nội?...

Trường Đại học Văn hóa Hà Nội

Trường Đại học Văn hóa Hà Nội

I. Giới thiệu trường Đại học Văn hóa Hà Nội

Tên tiếng Việt: Đại học Văn hóa Hà Nội

Tên tiếng Anh: Hanoi University Of Culture

Mã trường: VHH

Thành lập năm: 1959

Thông tin liên hệ:

Địa chỉ: 418 Đê la Thành, Chợ Dừa, Đống Đa, Chợ Dừa Đống Đa Hà Nội

Số điện thoại: (84-4)38511971 - Fax:(84-4)35141629

Email: [email protected]

Cổng thông tin Đại học Văn hóa Hà Nội: https://portal.huc.edu.vn/

 

Bản đồ Đại học Văn hóa Hà Nội

Bản đồ Đại học Văn hóa Hà Nội

Logo:

Logo Đại học Văn hóa Hà Nội

Logo Đại học Văn hóa Hà Nội

II. Điểm chuẩn Đại học Văn hóa Hà Nội

    1. Điểm chuẩn năm 2016

Điểm chuẩn Đại học Văn hóa Hà Nội 2016

Điểm chuẩn Đại học Văn hóa Hà Nội 2016

    2. Điểm chuẩn năm 2017

Đại học Văn hóa Hà Nội điểm chuẩn 2017

Đại học Văn hóa Hà Nội điểm chuẩn 2017

Đại học Văn hóa Hà Nội điểm chuẩn 2017

Đại học Văn hóa Hà Nội điểm chuẩn 2017

Đại học Văn hóa Hà Nội điểm chuẩn 2017

    3. Điểm chuẩn năm 2018

Điểm chuẩn trường Đại học Văn hóa Hà Nội 2018

Điểm chuẩn trường Đại học Văn hóa Hà Nội 2018

Điểm chuẩn trường Đại học Văn hóa Hà Nội 2018

Điểm chuẩn trường Đại học Văn hóa Hà Nội 2018

III. Học phí Đại học Văn hóa Hà Nội năm 2018-2019

    1. Mức học phí

Từ năm học 2015-2016 đến năm học 2020-2021, học phí đối với sinh viên đại học chính quy là 216.000đ/01 tín chỉ. Mức học phí mỗi năm không ổn định, sẽ thay đổi theo từng năm.

    2. Hình thức nộp học phí

Sinh viên nộp trực tiếp trên Phòng Tài vụ hoặc nộp học phí qua số tài khoản của nhà Trường tại Ngân hàng BIDV theo nội dung sau

Tên tài khoản: Trường Đại học Văn hóa Hà Nội

Số tài khoản: 22210000782183

Tại: Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam

Nội dung chuyển tiền: Nộp tiền học phí kỳ… năm học……. (*), ghi rox họ tên, mã sinh viên, lớp

IV. Các chương trình đào tạo đại học chính quy trường Đại học Văn hóa Hà Nội

    1. Bậc đại học

Thời gian đào tạo: 4 năm

Loại hình đào tạo

- Đào tạo chính quy tập trung

- Đào tạo không chính quy

- Vừa học vừa làm (tại chức)

  • Bằng: Cử nhân văn hoá

  • Chuyên ngành đào tạo:

Ngành Bảo tàng

  • Chuyên ngành Bảo tàng

  • Chuyên ngành Bảo tồn di tích

  • Chuyên ngành Quản lý di sản văn hóa

Ngành Phát hành Xuất bản phẩm

Ngành Văn hoá Dân tộc

   - Chuyên ngành Quản lý Nhà nước về văn hóa dân tộc thiểu số

   - Chuyên ngành Tổ chức các hoạt động văn hóa dân tộc thiểu số

Ngành Quản lý Văn hoá

   - Chuyên ngành Chính sách văn hóa và quản lý nghệ thuật

   - Chuyên ngành Quản lý các hoạt động âm nhạc

   - Chuyên ngành Quản lý hoạt động Mỹ thuật quảng cáo

   - Chuyên ngành Quản lý nhà nước về gia đình

Ngành Văn hoá Du lịch

   - Chuyên ngành Văn hóa du lịch

   - Chuyên ngành Lữ hành – Hướng dẫn du lịch

   - Chuyên ngành Quản lý du lịch

Ngành Khoa học Thư viện

Ngành Thông tin học

Ngành Văn hoá học

   - Chuyên ngành Nghiên cứu văn hóa

   - Chuyên ngành Văn hóa truyền thông

Ngành Sáng tác văn học

   - Chuyên ngành Viết văn

   - Chuyên ngành Viết báo

    2. Bậc sau đại học

+ Thạc sỹ:

- Thời gian đào tạo: Chính quy tập trung 2 năm hoặc chính quy tập trung theo định kỳ 3 năm

- Bằng Thạc sỹ

- Ngành đào tạo:

Khoa học Thông tin – Thư viện

Văn hoá học

Quản lý Văn hoá

+ Tiến sỹ:

- Thời gian đào tạo: 5 năm đối với người có bằng đại học và 3-4 năm đối với người có bằng thạc sỹ

- Bằng Tiến sỹ

- Ngành đào tạo:

Khoa học Thông tin – Thư viện

Văn hoá học

Quản lý văn hóa

+ Đào tạo ngắn hạn :

-  Thời gian: Từ 1 tuần đến 6 tháng (tuỳ theo từng lớp) - Cấp chứng chỉ

- Chuyên ngành đào tạo: Một số chuyên ngành và chuyên đề của bậc đào tạo đại học

- Chức năng Nghiên cứu khoa học: Gồm các hướng nghiên cứu

Thư viện học

Chính sách và Quản lý văn hóa

Bảo tồn bảo tàng

Kinh doanh Xuất bản phẩm

Du lịch học

Văn hóa Dân tộc thiểu số

Văn hóa học

Lý luận phê bình văn học

Văn hoá Đương đại

Di sản văn hoá

Xã hội học văn hoá

Văn hóa Thế giới

V. Tuyển sinh Đại học Văn hóa Hà Nội năm 2019

    1. Đối tượng tuyển sinh

  • Đã tốt nghiệp THPT và tham dự kỳ thi THPTQG năm 2019.

  • Đã tốt nghiệp Cao đẳng để xét tuyển Đại học hệ liên thông.

     2. Phạm vi tuyển sinh

Trường tuyển sinh trong cả nước.

      3. Chỉ tiêu và mã ngành tuyển sinh

 

TT

Mã ngành

Tên ngành/

chuyên ngành

Chỉ tiêu

(dự kiến)

Tổ hợp môn xét tuyển 1

Tổ hợp môn xét tuyển 2

Tổ hợp môn xét tuyển 3

Mã tổ hợp

Môn chính

Mã tổ hợp

Môn chính

Mã tổ hợp

Môn chính

I. Trình độ Đại học chính quy

1

7220201

Ngôn ngữ Anh(1)

80

D01

Tiếng Anh

D78

Tiếng Anh

D96

Tiếng Anh

2

7810103

Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành

110

C00

Văn

D01

Tiếng Anh

D78

Tiếng Anh

3

7380101

Luật

80

C00

Văn

D01

Tiếng Anh

D96

Tiếng Anh

4

7320101

Báo chí

80

C00

Văn

D01

Tiếng Anh

D78

Tiếng Anh

5

 7229045 - Gia đình học

7229045

Quản trị dịch vụ gia đình

35

C00

Văn

D01

Tiếng Anh

D78

Tiếng Anh

6

7320402

Kinh doanh xuất bản phẩm

80

C00

Văn

D01

Tiếng Anh

D96

Tiếng Anh

7

7320201

Thông tin – Thư viện

50

C00

Văn

D01

Tiếng Anh

D96

Tiếng Anh

8

7320205

Quản lý thông tin

50

C00

Văn

D01

Tiếng Anh

D96

Tiếng Anh

9

7320305

Bảo tàng học

50

C00

Văn

D01

Tiếng Anh

D78

Tiếng Anh

10

 7229040 - Văn hóa học

7229040A

Nghiên cứu văn hóa

40

C00

Văn

D01

Tiếng Anh

D78

Tiếng Anh

7229040B

Văn hóa truyền thông

80

C00

Văn

D01

Tiếng Anh

D78

Tiếng Anh

7229040C

Văn hóa đối ngoại

40

C00

Văn

D01

Tiếng Anh

D78

Tiếng Anh

11

7220112 - Văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam

 

7220112A

Tổ chức và quản lý văn hóa vùng DTTS

30

C00

Văn

D01

Tiếng Anh

D78

Tiếng Anh

 

7220112B

Tổ chức và quản lý du lịch vùng DTTS

35

C00

Văn

D01

Tiếng Anh

D78

Tiếng Anh

12

7229042 - Quản lý văn hóa

7229042A

Chính sách văn hóa và quản lý nghệ thuật

160

C00

Văn

D01

Tiếng Anh

D78

Tiếng Anh

7229042B

Quản lý nhà nước về gia đình

35

C00

Văn

D01

Tiếng Anh

D78

Tiếng Anh

7229042C

Quản lý di sản văn hóa

60

C00

Văn

D01

Tiếng Anh

D78

Tiếng Anh

7229042D

Biểu diễn nghệ thuật(2)

25

N00

Năng khiếu

 

 

 

 

7229042E

Tổ chức sự kiện văn hóa

40

N00

Năng khiếu

C00

Văn

D01

Tiếng Anh

13

7810101 - Du lịch

7810101A

Văn hóa du lịch

180

C00

Văn

D01

Tiếng Anh

D78

Tiếng Anh

7810101B

Lữ hành – Hướng dẫn DL

100

C00

Văn

D01

Tiếng Anh

D78

Tiếng Anh

7810101C

Hướng dẫn DL Quốc tế

100

D01

Tiếng Anh

D78

Tiếng Anh

D96

Tiếng Anh

II. Trình độ Liên thông Cao đẳng lên Đại học chính quy

1

7229042LT

Quản lý văn hoá

20

Xét tuyển theo kỳ thi riêng

2

7810101LT

Du lịch

25

3

7320201LT

Thông tin - Thư viện

 

 

Chỉ tiêu và mã ngành tuyển sinh Đại học Văn hóa

    4. Điều kiện ĐKXT

Thí sinh tham dự THPTQG năm 2019, tổ hợp môn đăng ký xét tuyển từ 15.0 điểm trở lên và không có môn nào trong đó dưới 1.0 điểm.

    5. Tổ hợp các môn thi xét tuyển

- C00: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý;

- D01: Toán học, Ngữ văn, Tiếng Anh;

- D78: Ngữ văn, KHXH, Tiếng Anh;

- D96: Ngữ văn, KHTN, Tiếng Anh.

    6. Phương thức tuyển sinh

        6.1. Xét tuyển theo kết quả quá trình học tập bậc THPT (xét học bạ)

Áp dụng 20% chỉ tiêu cho từng chuyên ngành. Cụ thể như sau:

 

TT

Ngành

Chuyên ngành

Mã ngành/chuyên ngành

Tổ hợp môn xét tuyển 1

Tổ hợp môn xét tuyển 2

Tổ hợp môn xét tuyển 3

1

Gia đình học

Quản trị dịch vụ gia đình

7229045

C00

D01

D78

2

Kinh doanh xuất bản phẩm

 

7320402

C00

D01

D96

3

Thông tin thư viện

 

7320201

C00

D01

D96

4

Bảo tàng học

 

7320305

C00

D01

D78

5

Văn hoá các dân tộc thiểu số Việt Nam

Tổ chức và quản lý văn hoá vùng DTTS

7220112A

C00

D01

D78

Tổ chức và quản lý du lịch vùng DTTS

7220112B

C00

D01

D78

6

Quản lý văn hoá

Quản lý nhà nước về gia đình

7229042B

C00

D01

D78

Quản lý di sản văn hoá

7229042C

C00

D01

D78

 

Điều kiện xét tuyển:

- Đã tốt nghiệp THPT

- Tổng điểm trung bình 3 môn xét tuyển năm lớp 12 đạt từ 18,0 điểm trở lên.

- Điểm trung bình các môn trong tổ hợp xét tuyển phải đạt từ 6,0 trở lên.

- Hạnh kiểm loại khá trở lên.

ĐXT= (ĐTB lớp 12 môn 1 + ĐTB lớp 12 môn 2 + ĐTB lớp 12 môn 3) + ĐƯT

        6.2. Xét tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp THPT quốc gia năm 2019

Riêng các chuyên ngành đặc thù về nghệ thuật: Chuyên ngành Biểu diễn nghệ thuật và chuyên ngành Tổ chức sự kiện văn hoá (thuộc ngành Quản lý văn hoá): tổ chức thi tuyển riêng về năng khiếu, sau đó sẽ xét tuyển kết hợp với kết quả kỳ thi THPT Quốc gia năm 2019.

        6.3. Xét tuyển 20% theo từng ngành

+  Tuyển thẳng heo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

+ Xét thí sinh đạt giải HSG cấp tỉnh, thành phố (nhất, nhì, ba) với điều kiện: môn học đạt giải có trong tổ hợp xét tuyển và điểm trung bình ba năm THPT đạt từ khá trở lên, điểm môn Tiếng Anh lớp 12 từ 6,5 trở lên.

+ Xét tuyển thẳng áp dụng cho học sinh giỏi ba năm THPT của tất cả trường THPT trên toàn quốc (không phân biệt trường chuyên, năng khiếu) và điểm môn Tiếng Anh lớp 12 từ 8,0 trở lên;

+ Có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế còn thời hạn (tính đến ngày nộp hồ sơ xét tuyển) đạt IELTS 5,5 trở lên (hoặc tương đương) và điểm học lực ba năm THPT từ khá trở lên.

    7. Các quy định xét tuyển khác

        7.1. Quy định mức chênh lệch điểm xét tuyển giữa các tổ hợp

- Mức chênh điểm tổ hợp C00 và các tổ hợp khác là 3 điểm đối với các ngành: Du lịch; Quản trị dịch vụ du lịch & lữ hành.

- Mức chênh điểm tổ hợp C00 và các tổ hợp khác là 1 điểm đối với các ngành: Luật, Báo chí, Thông tin thư viện; Quản lý thông tin; Gia đình học; Văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam; Kinh doanh xuất bản phẩm; Bảo tàng học; Văn hóa học; Quản lý văn hóa.

       7.2. Quy định chỉ số phụ khi xét tuyển

Nếu có nhiều thí sinh có tổng điểm thi bằng nhau vượt quá chỉ tiêu, trường sẽ xét theo thứ tự ưu tiên sau:

- Đối với tổ hợp C00: Sẽ ưu tiên xét tuyển thí sinh điểm môn Ngữ văn cao hơn.

- Đối với tổ hợp D01, D78, D96: Sẽ ưu tiên xét tuyển thí sinh điểm môn Tiếng Anh cao hơn.

- Đối với tổ hợp N00: Sẽ ưu tiên xét tuyển thí sinh có điểm môn Năng khiếu 1cao hơn

        7.3. Điều kiện phụ

Đối với ngành Du lịch (chuyên ngành Hướng dẫn du lịch quốc tế) và ngành Ngôn ngữ Anh: môn Tiếng Anh phải từ 6.0 điểm trở lên trong kỳ thi THPT Quốc gia năm 2019.

        7.4. Tổ hợp và môn thi năng khiếu Ngành Quản lý văn hóa

(chuyên ngành Biểu diễn nghệ thuật; chuyên ngành Tổ chức sự kiện văn hóa)

Trường sẽ tổ chức thi riêng các môn năng khiếu. Cụ thể:

Tổ hợp N00 (Ngữ văn- Năng khiếu 1 – Năng khiếu 2), chọn 1 trong 2 năng khiếu: Múa hoặc Âm nhạc

- Chuyên ngành Biểu diễn nghệ thuật

+ Môn Năng khiếu 1: Biểu diễn thanh nhạc hoặc múa;

+ Môn Năng khiếu 2: Thẩm âm, tiết tấu.

- Chuyên ngành Tổ chức sự kiện văn hóa

+ Môn Năng khiếu 1: Biểu diễn thanh nhạc hoặc múa;

+ Môn Năng khiếu 2: Xây dựng kịch bản sự kiện.

    8. Tổ chức tuyển sinh

        8.1. Xét tuyển học bạ

- Thời gian:

+ Đợt 1: 03/06-28/06/2019

+ Đợt 2: 15/07 - 20/07/2019

+ Đợt 3: 12/08 - 16/08/2019

- Hình thức: Nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển tại Trường Đại học Văn hoá Hà Nội (Phòng Đào tạo, QLKH & HTQT). Hồ sơ xét tuyển bao gồm:

+ Phiếu đăng ký xét tuyển theo mẫu của trường

+ 1 bản photo công chứng học bạ THPT

+ 1 bản photo công chứng bằng tốt nghiệp THPT đối với những thí sinh tốt nghiệp năm 2018 trở về trước hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp THPT tạm thời đối với những thí sinh tốt nghiệp năm 2019. Thí sinh xét tuyển học bạ đợt 1 sẽ nộp giấy chứng nhận tốt nghiệp THPT sau khi có kết quả xét tuyển học bạ đợt 1 về trường.

        8.2. Xét tuyển theo điểm thi tốt nghiệp THPT quốc gia năm 2019

- Thời gian : Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo

- Hình thức :

+ Đối với xét tuyển đợt 1, thí sinh sẽ đăng ký xét tuyển khi nộp cùng hồ sơ đăng ký dự thi. Sau khi có kết quả THPT Quốc gia, thí sinh được điều chỉnh nguyện vọng 1 lần trong thời gian quy định, bằng hình thức trực tuyến hoặc trực tiếp tại nơi đăng ký dự thi;

+ Đối với các đợt xét bổ sung, thí sinh xem thông báo điều kiện xét tuyển bổ sung tại cổng thông tin trường Đại học Văn hóa Hà Nội: www.huc.edu.vn

Thời gian dự kiến tuyển sinh các đợt bổ sung trong năm

Tuyển sinh bổ sung đợt 1: 22/08/2019 – 29/08/2019

Tuyển sinh bổ sung đợt 2: 12/09/2019 – 19/09/2019

        8.3. Tuyển thẳng

Thời gian và hình thức: Theo quy định xét tuyển thẳng của Bộ Giáo dục và Đào tạo

        8.4. Thi tuyển các môn năng khiếu

Những thí sinh có nguyện vọng xét tuyển vào các ngành/chuyên ngành nghệ thuật đặc thù: Phải tham dự kỳ thi THPT Quốc gia năm 2019, có sử dụng kết quả thi THPT để đăng ký xét tuyển đại học, và phải đăng ký xét tuyển vào ngành/chuyên ngành nghệ thuật đặc thù trong đợt xét tuyển lần 1 (thí sinh đăng ký xét tuyển khi nộp cùng hồ sơ đăng ký dự thi).

    9. Chính sách ưu tiên tuyển thẳng

        9.1. Đối tượng

- Đối tượng 1: Xét tuyển thẳng theo quy định Quy chế Tuyển sinh năm 2019 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Đối tượng 2: Xét tuyển thẳng các thí sinh đạt giải HSG cấp tỉnh, thành phố (nhất, nhì, ba) với điều kiện môn học đạt giải có trong tổ hợp xét tuyển và điểm trung bình học lực ba năm cấp ba đạt từ khá trở lên, điểm môn Tiếng Anh lớp 12 từ 6,5 trở lên.

- Đối tượng 3: Xét tuyển thẳng áp dụng cho học sinh giỏi ba năm cấp ba của tất cả trường THPT trên toàn quốc (không phân biệt trường chuyên, năng khiếu) và điểm môn Tiếng Anh lớp 12 từ 8.0 trở lên.

- Đối tượng 4: Học sinh có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế còn thời hạn (tính đến ngày nộp hồ sơ xét tuyển) đạt IELTS 5,5 trở lên (hoặc tương đương) và điểm học lực ba năm THPT từ khá trở lên.

- Đối tượng 5: Đã tốt nghiệp các Trường trung cấp Văn hoá Nghệ thuật đạt loại Giỏi trở lên thuộc các ngành về ca, múa, nhạc được tuyển thẳng vào các chuyên ngành: Biểu diễn nghệ thuật, Tổ chức sự kiện văn hóa thuộc ngành Quản lý văn hóa.

        9.2. Ngành đào tạo

Thí sinh được nộp hồ sơ xét tuyển thẳng vào tất cả các ngành của trường Đại học Văn hóa Hà Nội tuyển sinh năm 2019 trừ đối tượng 5. Chỉ tiêu tuyển thẳng là 20% tổng chỉ tiêu tuyển sinh hệ chính quy của trường cho các ngành.

        9.3. Nguyên tắc xét tuyển

- Đối tượng 1: Theo quy định “Quy chế Tuyển sinh năm 2019” của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Đối tượng 2, 3, và 4: Xét tuyển thí sinh đáp ứng điều kiện, mỗi thí sinh đăng ký 1 nguyện vọng. Trường hợp nhiều thí sinh cùng đáp ứng điều kiện xét tuyển và vượt chỉ tiêu tuyển sinh, Hội đồng tuyển sinh sẽ sử dụng tiêu chí phụ để xét tuyển theo thứ tự sau: 1. Thí sinh có điểm thi IETLS hoặc tương đương (đối tượng 4); 2. Học sinh giỏi cấp tỉnh, cấp Thành phố (giải nhất là ưu tiên cao nhất) (đối tượng 2); 3. Học sinh giỏi 3 năm THPT (đối tượng 3).

- Đối tượng 5: Xét tuyển thí sinh đáp ứng điều kiện.

        9.4. Hồ sơ xét tuyển và thời gian nộp

- Đối tượng 1: Nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển thẳng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo tại Sở Giáo dục và Đào tạo trước ngày 20/05/2019.

Danh mục hồ sơ thí sinh xem tại Quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Quy chế Tuyển sinh năm 2019.

- Đối tượng 2, 3, 4, 5: Nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển thẳng theo quy định của trường Đại học Văn hóa Hà Nội nộp trực tiếp tại Trường hoặc gửi chuyển phát nhanh trước ngày 08/06/2019 về

Địa chỉ: Số 418 Đường La Thành, Quận Đống Đa, Hà Nội.

Danh mục hồ sơ bao gồm:

- Phiếu đăng ký xét tuyển thẳng (Theo mẫu Quy định của Bộ GD và ĐT)

- 1 bản photocopy hộ khẩu thường trú, chứng minh thư nhân dân

- 1 bản photocopy công chứng Giấy chứng nhận đoạt giải Kỳ thi Học sinh giỏi cấp Tỉnh, Thành phố (Đối với đối tượng 2)

- 1 bản photocopy công chứng Chứng chỉ Tiếng Anh Quốc tế (IELTS hoặc chứng chỉ tương đương) (Đối với đối tượng 4)

- 1 bản photocopy công chứng Bằng tốt nghiệp Trung cấp Văn hoá nghệ thuật thuộc ngành ca, múa, nhạc (Đối với đối tượng 5)

- 1 bản photocopy công chứng học bạ 03 năm học THPT;

- 2 phong bì đã dán tem và ghi rõ họ tên, địa chỉ liên lạc, SĐT của thí sinh; hai ảnh chân dung cỡ 4 x 6;

    10. Lệ phí xét tuyển và thi tuyển

  • Lệ phí hồ sơ xét tuyển theo phương thức 1: 30.000đ/hồ sơ
  • Lệ phí hồ sơ xét tuyển theo phương thức 2:

- Lệ phí xét tuyển đợt 1

Để xét tuyển đợt 1, thí sinh nộp phiếu ĐKXT cùng với hồ sơ đăng ký dự thi THPT Quốc gia theo quy định của sở GDĐT kèm theo lệ phí ĐKXT.

- Lệ phí xét tuyển các đợt bổ sung

Trong các đợt xét tuyển bổ sung, thí sinh thực hiện ĐKXT và nộp lệ phí theo quy định của trường.

  • Lệ phí hồ sơ xét tuyển theo phương thức 3: 30.000đ/hồ sơ
  • Lệ phí hồ sơ dự thi và thi tuyển các môn năng khiếu

- Ngành Quản lý văn hoá: 350.000 đ/hồ sơ (Bao gồm cả lệ phí thi, xử lý hồ sơ và xét tuyển)

Thí sinh nộp hồ sơ đăng ký dự thi năng khiếu và lệ phí hồ sơ kèm theo trước ngày 08/06/2019 (Riêng đối với thí sinh gửi hồ sơ qua đường bưu điện, thí sinh để lệ phívào trong phong bì và để chung cùng tất cả giấy tờ vào 01 túi đựng hồ sơ. Trong trường hợp Bưu điện không đồng ý, thí sinh gửi lệ phí qua dịch vụ của Bưu điện).

    11. Thông tin liên hệ tuyển sinh

Website của trường: www.huc.edu.vn

Website của Phòng Đào tạo, QLKH & HTQT: www.daotao.huc.edu.vn

Facebook Phòng ĐT, QLKH & HTQT: www.facebook.com/daotaohuc

Thông tin trực hỗ trợ để giải đáp thắc mắc:

STT

Họ và tên

Chức danh, chức vụ

Điện thoại

Email

1

Trương Đại Lượng

Trưởng phòng ĐT,QLKH&HTQT

0979354416

[email protected]

2

Trần Quốc Hưng

Chuyên viên phòng ĐT,QLKH&HTQT

0904293388

[email protected]

 

VI. Quy mô trường Đại học Văn hóa Hà Nội

    1. Lịch sử hình thành

Đại học văn hóa Hà Nội

Đại học văn hóa Hà Nội

  • 26/3/1959 đến 1960, trường mang tên “Trường Cán bộ văn hóa”, nhiệm vụ bồi dưỡng kiến thức, chính trị và nghiệp vụ cho cán bộ văn hóa.

  • Từ 8/1960 đến 1977, Bộ Văn hóa đổi tên thành “Lý luận nghiệp vụ văn hóa”.

  • Từ 5/9/1977 đến 1982, trường nâng cấp thành “Trường Cao đẳng nghiệp vụ văn hóa”, nhiệm vụ đào tạo cao đẳng nghiệp vụ văn hóa.

  • Từ 4/9/1982, nâng cấp thành “Trường Đại học Văn hóa Hà Nội”, hay nhiều người gọi “Trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật Hà Nội” nhiệm vụ đào tạo cán bộ thư viện, cán bộ bảo tồn bảo tàng, phát hành sách, văn hóa du lịch và tổ chức hoạt động văn hóa.

    2. Mục tiêu đào tạo, sứ mệnh

Mục tiêu đào tạo

  • Là cơ sở đào tạo và nghiên cứu khoa học đa ngành, đa cấp thuộc khoa học xã hội nhân văn.

  • Được xếp hạng ngang tầm với các đại học tiên tiến trong khu vực châu Á, trong đó có một số ngành và nhiều chuyên ngành được kiểm định chất lượng giáo dục đại học có uy tín trên thế giới bởi các tổ chức.

          Sứ mệnh

  • Là cơ sở đào tạo, nghiên cứu khoa học hàng đầu lĩnh vực văn hóa ở Việt Nam.

  • Cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao, bồi dưỡng nhân tài, tham gia hoạch định chính sách của nhà nước về văn hóa và hội nhập quốc tế.

    3. Thành tích

  • Vinh dự 2 năm liền được Bộ Giáo dục và Đào tạo trao Bằng khen “Đơn vị đạt thành tích cao trong phong trào sinh viên Nghiên cứu khoa học”

  • Ngoài ra, trường còn có rất nhiều thành tích như:

  • Huân chương Lao động hạng Ba (1984)

  • Huân chương Lao động hạng Hai (1989)

  • Huân chương Lao động hạng Nhất (1994)

  • Huân chương Độc lập hạng Ba (2004)

  • Huân chương Độc lập hạng Nhì (2014)

    4. Cơ sở vật chất

  • Khuôn viên rộng rãi, xanh mát, đẹp đẽ.

  • Trang bị đầy đủ các thiết bị, dụng cụ cần thiết hỗ trợ công việc giảng dạy và học tập của giảng viên và sinh viên.

  • Sân chơi thể thao rộng rãi, hệ thống phòng tập Gym hiện đại, giá cả rẻ phù hợp sinh viên.

    5. Đội ngũ cán bộ, giảng viên

Gồm 300 người: 12 phó giáo sư, 25 tiến sỹ, 132 thạc sỹ, 101 cử nhân, 30 cán bộ. Đội ngũ cán bộ, giảng viên trường Đại học Văn hóa Hà Nội có trình độ cao và luôn trẻ trung, vui vẻ, nhiệt huyết.

    6. Hoạt động sinh viên

  • Trường Đại học Văn hóa nổi tiếng dù ở khoa nào thì hầu như các sinh viên đều có năng khiếu. Trường thường xuyên tổ chức các hoạt động Đoàn - Hội như: “Xuân qua biên giới”, “Rung chuông vàng”...

  • Các chương trình tình nguyện, hiếu máu

  • Ngoài ra, có rất nhiều câu lạc bộ như: CLB Du lịch xanh, CLB sinh viên vận động hiếu máu tình nguyện, CLB Văn hóa học…

Trên đây tổng hợp rất nhiều thông tin bổ ích về trường Đại học Văn hóa Hà Nội. Rất mong có thể đem lại điều thiết thực cho độc giả!