Thông tin chung
Giới thiệu: Học viện Tài chính có chức năng chính là có chức năng, nhiệm vụ đào tạo cán bộ trình độ Đại học, Sau đại học về các lĩnh vực tài chính, kế toán và các ngành liên quan. Hơn 50 năm trong lĩnh vực đào tạo và giảng dạy, Học viện đã gặt hái được khá nhiều thàn
Mã trường: HTC
Địa chỉ: Số 58 Lê Văn Hiến, Phường Đức Thắng, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Số điện thoại: 0243.8389326
Ngày thành lập: Ngày 31 tháng 07 năm 1963
Trực thuộc: Công lập
Loại hình: Bộ tài chính
Quy mô:
BẠN SỞ HỮU DOANH NGHIỆP NÀY?
Học viện Tài chính - Academy of Finan... đã đăng Tin tuyển sinh 5 năm trước

 

THÔNG TIN TUYỂN SINH 2019 - ĐIỂM CHUẨN HỌC VIỆN TÀI CHÍNH

Học viện Tài chính có chức năng chính là có chức năng, nhiệm vụ đào tạo cán bộ trình độ Đại học, Sau đại học về các lĩnh vực tài chính, kế toán và các ngành liên quan. Hơn 50 năm trong lĩnh vực đào tạo và giảng dạy, Học viện đã gặt hái được khá nhiều thành công và đóng góp rất nhiều cho nền kinh tế nước nhà.

I. Giới thiệu trường Học viện Tài chính

Tên đầy đủ: HỌC VIỆN TÀI CHÍNH

Tên tiếng Anh: Academy of Finance

Mã trường Học viện Tài chính: HTC

Địa chỉ trường Học viện Tài chính: Số 58 (số 1 cũ) Lê Văn Hiến, Phường Đức Thắng, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội

Điện thoại: 0243.8389326

Fax: 0243.8388906

Email: [email protected]    

Fanpage: https://www.facebook.com/aof.fanpage   

Cổng thông tin Học viện Tài chính: https://www.hvtc.edu.vn/  

Bản đồ Học viện Tài chính

Bản đồ Học viện Tài chính

Bản đồ Học viện Tài chính

Logo Học viện Tài chính

 

II. Tuyển sinh Học viện Tài chính năm 2019

    1. Đối tượng tuyển sinh

        1.1 Đối tượng thuộc diện xét tuyển thẳng và ưu tiên cộng điểm theo quy điện Bộ GD&ĐT

Những thí sinh thuộc các đối tượng sau đây sẽ đủ điều kiện được xét tuyển thẳng, quy định như sau:

  • Đối với anh hùng lao động, lực lượng vũ trang nhân dân, lao động trong thời kỳ kháng chiến, Chiến sĩ thi đua toàn quốc được tuyển thẳng vào số ngành tại học viện.

  • Đối với thí sinh đã trúng tuyển vào Học viện nhưng lại có lệnh điều động đi quân ngũ, nếu có đủ các điều kiện về sức khoẻ, có đầy đủ giấy tờ được xem xét học tại Học viện.

  • Đối với thí sinh tham dự kỳ thi cấp quốc gia dự thi Olympic quốc tế, trong đội tuyển quốc gia dự Cuộc thi khoa học, kỹ thuật quốc tế, thí sinh đoạt giải các môn trong các cuộc thi sẽ được tuyển thẳng theo ngành phù hợp của Học viện.

  • Đối với thí sinh là người khuyết tật đặc biệt nặng có giấy xác nhận: Giám đốc Học viện căn cứ vào kết quả học tập các năm cấp 3 để xem xét, quyết định cho vào học.

  • Đối với thí sinh là người nước ngoài, có nguyện vọng học tại Trường: căn cứ kết quả học tập THPT của học sinh (bảng điểm), kết quả kiểm tra kiến thức và tiếng Việt để xem xét, quyết định cho vào học.

  • Thí sinh có hộ khẩu thường trú từ 3 năm trở lên, học tại các khu vực được công nhận là nghèo, tính đến ngày nộp hồ sơ ĐKXT theo quy định của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo năm 2008 và Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho 23 huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao được áp dụng cơ chế năm 2013,... xem xét và cho theo học.

  • Đối với thí sinh đoạt giải trong kỳ thi cấp quốc gia, đã đoạt giải trong Cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia thêm vào đó là phải tốt nghiệp THPT rồi mà nếu không dùng quyền xét tuyển thẳng thì sẽ được ưu tiên cộng điểm khi xét theo kết quả thi THPT phù hợp điểm chuẩn Học viện Tài chính.

        1.2 Đối tượng xét tuyển thẳng dựa vào kết quả học tập THPT

1.2.1 Đối tượng tốt nghiệp THPT năm 2019

Thí sinh học trên toàn quốc có hạnh kiểm 3 năm đạt loại tốt, đã tốt nghiệp THPT quốc gia năm 2019, có đủ điều kiện về sức khỏe và thuộc các đối tượng sau:

  • Tham dự kỳ thi chọn đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế, trong đội tuyển quốc gia,... và đoạt giải.

  • Học lực giỏi 3 năm trong đó kết quả học tập lớp 12 của mỗi môn thuộc tổ hợp đăng ký xét tuyển không được phép dưới 7,0.

  • Học lực giỏi 2 năm trong đó có năm lớp 12 và kèm theo một trong các yêu cầu đoạt giải một số môn thi, có kết quả thi SAT (Scholastic Assessment Test, Hoa Kỳ) tối thiểu từ 1050/1600 hoặc 1650/2400 điểm và yêu cầu kết quả điểm IELTS từ 5.5 điểm trở lên hoặc TOEFL iBT từ 55 điểm trở lên.

1.2.2 Đối tượng tốt nghiệp THPT trước năm 2019

Giống như đối tượng đáp ứng những điều kiện trền, riêng những thí sinh thuộc đối tượng:

  • Học lực giỏi 3 năm trong đó kết quả học tập lớp 12 của mỗi môn thuộc tổ hợp đăng ký xét tuyển không dưới 7,0.

  • Có kết quả thi SAT đạt từ 1050/1600 trở lên hoặc 1650/2400 điểm trở lên.

  • Kết quả điểm IELTS từ 5.5 điểm trở lên hoặc TOEFL iBT từ 55 điểm trở lên.

  • Đạt giải nhất, nhì, ba trong các cuộc thi khoa học cấp tỉnh, quốc gia.

1.2.3 Đối tượng xét tuyển dựa vào kỳ thi THPT Quốc gia 2019

  • Là những thí sinh tham dự kỳ thi THPT Quốc gia năm 2019.

  • Là những thí sinh đăng ký xét tuyển hệ đại học chính quy ở khu vực Tây Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam Bộ năm 2019 theo quy định riêng của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

    2. Phạm vi tuyển sinh

 Học viện tổ chức tuyển sinh trong cả nước

    3. Chỉ tiêu và mã ngành tuyển sinh

  • Chỉ tiêu xét tuyển thẳng học sinh giỏi dựa vào kết quả học tập bậc THPT: không quá 50% Tổng chỉ tiêu ( 2100 chỉ tiêu ) năm 2019.

Chỉ tiêu tuyển sinh học viện tài chính

Chỉ tiêu tuyển thẳng đối với các ngành

  • Chỉ tiêu xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi THPT quốc gia 2019: Chỉ tiêu còn lại sau khi đã xét tuyển thẳng.

Chỉ tiêu tuyển sinh học viện tài chính

Chỉ tiêu xét tuyển dựa vào kết quả thi THPT quốc gia năm 2019

    4. Phương thức tuyển sinh

Học viện sẽ tổ chức áp dụng xét tuyển theo 03 phương thức như sau:

  • Xét tuyển thẳng và ưu tiên cộng điểm theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

  • Xét tuyển thẳng đối tượng học sinh giỏi dựa vào kết quả học tập bậc THPT.

  • Xét tuyển căn cứ kết quả thi của kỳ thi THPT Quốc gia năm 2019.

    5. Nguyên tắc, thứ tự và cách tính điểm xét tuyển

        5.1 Trường hợp xét tuyển thẳng và ưu tiên cộng điểm theo quy điện Bộ GD&ĐT

Xét tuyển thẳng thí sinh đạt giải quốc gia, quốc tế theo đúng ngành: Thí sinh không dùng quyền xét tuyển thẳng theo quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ được ưu tiên xét tuyển theo nguyên tắc:

  • Xét tuyển vào ngành đúng trước, sau đó xét tuyển vào ngành phù hợp.

  • Ưu tiên cộng điểm thưởng theo quy định của Bộ Giáo dục - Đào tạo và Nhà trường.

  • Xét tuyển thí sinh áp dụng tại nghị quyết theo nguyên tắc xét điểm từ cao xuống thấp cho đến đủ chỉ tiêu. Nếu có nhiều thí sinh bị trùng điểm thì sẽ xét tuyển dự vào kết quả thi môn chính trong tổ hợp xét tuyển.

        5.2 Trường hợp xét tuyển thẳng dựa vào học bạ THPT

5.2.1 Thứ tự xét tuyển

  • Thứ tự ưu tiên 1: Thí sinh tham dự kỳ thi chọn đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế, trong đội tuyển quốc gia dự Cuộc thi khoa học và đoạt giải.

  • Thứ tự ưu tiên 2: Thí sinh các lớp chuyên Toán, Tin học, Vật lý, Hóa học, Tiếng Anh, Ngữ văn của các trường năng khiếu và đạt học lực giỏi.

  • Thứ tự ưu tiên 3: Thí sinh các lớp chuyên Toán, Tin học, Vật lý, Hóa học, Tiếng Anh, Ngữ văn của các trường năng khiếu đáp ứng điều kiện:  có kết quả thi SAT (Scholastic Assessment Test, Hoa Kỳ) tối thiểu từ 1050/1600 hoặc 1650/2400 điểm và yêu cầu kết quả điểm IELTS từ 5.5 điểm trở lên hoặc TOEFL iBT từ 55 điểm trở lên.

  • Thứ tự ưu tiên 4: Thí sinh học trường THPT trên toàn quốc đạt học lực giỏi 2 năm trong đó có năm lớp 12 và đạt giải tại các cuộc thi học sinh giỏi cộng thêm có kết quả thi SAT (Scholastic Assessment Test, Hoa Kỳ) tối thiểu từ 1050/1600 hoặc 1650/2400 điểm và yêu cầu kết quả điểm IELTS từ 5.5 điểm trở lên hoặc TOEFL iBT từ 55 điểm trở lên.

  • Thứ tự ưu tiên 5: Thí sinh học trường THPT trên toàn quốc được đăng ký ngành Ngôn ngữ Anh hoặc ngành Kinh tế nếu đáp ứng: đạt giải tại các cuộc thi học sinh giỏi cộng thêm có kết quả thi SAT (Scholastic Assessment Test, Hoa Kỳ) tối thiểu từ 1050/1600 hoặc 1650/2400 điểm và yêu cầu kết quả điểm IELTS từ 5.5 điểm trở lên hoặc TOEFL iBT từ 55 điểm trở lên.

  • Thứ tự ưu tiên 6: Thí sinh các trường năng khiếu có kết quả các môn năm cấp 3 trên 7.0

  • Thứ tự ưu tiên 7: Thí sinh học trường THPT trên toàn quốc đạt học lực giỏi 3 năm cấp 3 và riêng lớp 12 các môn phải trên 7.0

5.2.2 Cách tính điểm

  • Điểm xét tuyển = Điểm môn 1 + Điểm môn 2 + Điểm môn 3 + Điểm ưu tiên (nếu có)

  • Điểm môn 1 = Điểm trung bình cả năm lớp 12 Môn 1

  • Điểm môn 2 = Điểm trung bình cả năm lớp 12 Môn 2 - Điểm môn 3 = Điểm trung bình cả năm lớp 12 Môn 3

        5.3 Trường hợp xét tuyển dựa vào kỳ thi THPT Quốc gia 2019

5.3.1 Nguyên tắc 

  • Đã tốt nghiệp THPT cộng thêm đảm bảo có đủ sức khỏe theo quy định hiện hành.

  • Thí sinh không bị giới hạn số nguyện vọng và được xét ưu tiên từ trên xuống dưới về mặt các nguyện vọng đăng ký.

  • Thí sinh trúng tuyển phải xác nhận nhập học trong thời hạn quy định của nhà trường qua thời hạn sẽ bị từ chối yêu cầu nhập học và bị chuyển sang đợt xét tuyển bổ sung.

  • Tổ hợp các môn thi thuộc kỳ thi tốt nghiệp phổ thông trung học quốc như sau:  ( Toán, Vật lí, Hóa học ), ( Toán, Vật lí, Tiếng Anh ), ( Ngữ Văn, Toán, Tiếng Anh ).

  • Thí sinh đăng ký xét tuyển ngành Ngôn ngữ Anh (môn Anh văn sẽ được nhân hệ số 2).

5.3.2 Tiêu chí

Tổng điểm của 3 môn trong tổ hợp đăng ký xét tuyển (bao gồm cả môn thi chính nhân hệ số 2) và điểm ưu tiên, nhà trường sẽ tiến hành xét tuyển từ cao xuống thấp cho đến khi đủ chỉ tiêu thì dừng lại.

    6. Điều kiện ĐKXT

 Đáp ứng yêu cầu theo quy định của Bộ Giáo dục - Đào tạo và của nhà trường.

    7. Tổ chức tuyển sinh

 theo quy định của Bộ Giáo dục - Đào tạo và của nhà trường.

    8. Tổ hợp môn thi

tổ hợp môn thi học viện tài chính

Tổ hợp môn thi xét tuyển

 

    9. Hồ sơ, lệ phí xét tuyển

        9.1 Hồ sơ đăng ký tuyển thẳng thí sinh đạt giải quốc gia, quốc tế

Hồ sơ yêu cầu bao gồm:

  • Phiếu đăng ký tuyển thẳng

  • Bản sao hợp lệ: Giấy chứng nhận là thành viên tham dự kỳ thi Olympic khu vực và quốc tế hoặc giấy chứng nhận là thành viên trong đội tuyển.

  • Giấy chứng nhận đạt giải kỳ thi cấp quốc gia.

  • Hai phong bì đã dán tem và ghi rõ họ và tên, địa chỉ liên lạc và số điện thoại của thí sinh kèm theo hai ảnh chân dung cỡ 4 x 6.

        9.2 Hồ sơ đăng ký tuyển thẳng theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP

Hồ sơ yêu cầu bao gồm:

  • Phiếu đăng ký xét tuyển thẳng

  • Bản sao hợp lệ học bạ của 3 năm học THPT

  • HHai phong bì đã dán tem và ghi rõ họ và tên, địa chỉ liên lạc và số điện thoại của thí sinh kèm theo hai ảnh chân dung cỡ 4 x 6.

  • Bản sao hợp lệ hộ khẩu thường trú.

        9.3 Hồ sơ đăng ký xét tuyển theo học bạ

9.3.1 Quy định

  • Thí sinh sử dụng phiếu đăng ký xét tuyển theo mẫu của Học viện.

  • Các giấy tờ thí sinh nộp kèm theo gồm: Bản photo công chứng học bạ Cấp 3, bản sao các giấy tờ ưu tiên (nếu có), bản giấy xác nhận về nội dung đề tài dự thi cấp tỉnh, cấp Bộ liên quan (nếu có).

  • Thí sinh nộp 1 bộ hồ sơ được phép đăng ký xét tuyển vào nhiều ngành của Học viện.

9.3.2 Hình thức

Thí sinh lựa chọn đăng ký xét tuyển theo một trong ba hình thức sau:

  • Đăng ký online qua website của Học viện.

  • Nộp trực tiếp tại hội trường 700 Học viện Tài chính, số 58 Lê Văn Hiến, Phường Đức Thắng, Bắc Từ Liêm, Hà Nội.

  • Nộp hồ sơ qua đường bưu điện hoặc chuyển phát nhanh theo địa chỉ phòng 110, Ban Quản lý đào tạo, Học viện Tài chính, số 58 Lê Văn Hiến, Phường Đức Thắng, Bắc Từ Liêm, Hà Nội.

9.3.3 Thời gian nộp

  • Thời hạn nộp hồ sơ dự kiến từ ngày 30/05 - 14/6/2019, tạm dừng thu hồ sơ từ ngày 15/06 - 02/07/2019, sau đó tiếp tục thu nhận hồ sơ từ ngày 03/07/2019 đến 17h00 ngày 05/07/2019.

  • Xét tuyển trên website của Học viện ngày 15/9/2019.

  • Thí sinh trúng tuyển xác nhận nhập học dự kiến trước ngày 20/7 và yêu cầu phải nộp các giấy tờ liên quan. Hết thời hạn xác nhận nhập học các hồ sơ nộp đến sẽ bị từ chối nhận.

9.3.4 Lệ phí: 100.000đ/ 1 bộ hồ sơ.

        9.4 Hồ sơ đăng ký xét tuyển dựa vào kỳ thi THPT Quốc gia 2019

Đăng ký xét tuyển đợt 1:theo quy định của Bộ.

Đăng ký xét tuyển các đợt bổ sung (nếu có): Thí sinh nộp Phiếu ĐKXT cho Học viện qua đường bưu điện, chuyển phát nhanh, nộp tiếp, theo nộp lệ phí ĐKXT qua tài khoản ngân hàng của Học viện (xem thông tin chi tiết trên website: www.hvtc.edu.vn).

Thí sinh chịu trách nhiệm về tính xác thực các thông tin dự thi và đối chiếu với hồ sơ gốc. Hồ sơ xét tuyển được gửi theo các hình thức như trên và trong thời gian quy định hiện hành.

III. Điểm chuẩn Học viện Tài chính

    1. Điểm chuẩn năm 2018

Điểm chuẩn Học viện Tài chính 2018

Điểm chuẩn Học viện Tài chính 2018

Trên đây là thông tin Học viện tài chính tuyển sinh 2018. Có thể thấy mức điểm chuẩn Học viện Tài chính dao động mạnh từ 19,75 đến 27,72 điểm (theo hệ 30). Với mức điểm bình quân khá là cao so với các trường đào tạo cùng lĩnh vực. Trong đó, nhóm ngành Ngôn ngữ Anh là ngành đi đầu với mức điểm cao nhất là 27,75 và ngành lấy điểm thấp nhất là ngành Hệ thống thông tin quản lý với số điểm là 19,75 điểm. Vừa rồi là thông tin tin tuyển sinh - điểm chuẩn Học viện Tài chính tuyển sinh 2018.

    2. Điểm chuẩn năm 2017

Điểm chuẩn Học viện Tài chính 2017

Điểm chuẩn Học viện Tài chính 2017

Trên đây là thôn tin Học viện Tài chính tuyển sinh 2017 công bố. Có thể thấy điểm chuẩn Học viện Tài chính 2017 cao hơn hẳn so với năm 2018, với mức dao động từ 22,25 đến 31,92. Điểm chuẩn cao nhất vẫn là ngành Ngôn ngữ anh với 31,92 điểm và mức điểm thấp nhất dành cho ngành Hệ thống thông tin quản lý với 22,25 điểm. Mức điểm khá cao so với mặt bằng chung.

    3. Điểm chuẩn năm 2016

STT

Mã ngành

Tên ngành

Tổ hợp môn

Điểm chuẩn 2016

1

52340301

Kế toán

A00, A01

24

2

52340301

Kế toán

D01

19.75

3

52310101

Kinh tế

A01, D01

17.25

4

52340201

Tài chính ngân hàng

A00, A01

19.5

5

52340201

Tài chính ngân hàng

D01

17

6

52340405

Hệ thống thông tin quản lý

A00, A01

17.5

7

52340405

Hệ thống thông tin quản lý

D01

23

8

52220201

Ngôn ngữ Anh

D01

22.25

9

52340101

Quản trị kinh doanh

A00, A01, D01

23

Điểm chuẩn Học viện Tài chính 2016

Trên đây là thôn tin về điểm chuẩn Học viện tài chính 2016. Nhìn chung, mức điểm chuẩn Học viện Tài chính 2016 biến động có sự giảm mạnh ở tất cả các ngành so với năm 2017 và 2018, chỉ dao động ở ngưỡng từ 17 đến 23 điểm so với các năm vừa rồi thì không có sự thay đổi nhiều. Trong đó, ngành Quản trị kinh doanh và Hệ thống thông tin quản lý khối D01 là hai ngành lấy mức điểm cao nhất là 23 điểm trong khi  đó ngành lấy thấp nhất là ngành Tài chính ngân hàng khối D01 với 17 điểm.

IV. Học phí trường Học viện Tài chính năm 2018-2019

  • Chương trình đại trà:

Học phí phù hợp với điểm chuẩn Học viện tài chính 4 năm: từ năm học 2015-2016 đến năm học 2020-2021: 42.000.000đ ( bình quân: 10.500.000đ/sinh viên/năm học).

  • Chương trình chất lượng cao:

Học phí điểm chuẩn Học viện tài chính 4 năm là: 174.000.000 đ ( bình quân: 43.500.000 đ/sinh viên/năm học).

  • Diện 3 tây (Tây Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam Bộ), bộ đội gửi học: Học phí phù hợp với điểm chuẩn Học viện tài chính 4 năm là: 158.000.000đ ( bình quân: 39.500.000 đ/sinh viên/năm học).

  • Chương trình liên kết đào tạo giữa Học viện Tài chính với Trường Đại học Greenwich (Vương quốc Anh), học phí phù hợp với điểm chuẩn Học viện tài chính không đổi trong suốt 4 năm học như sau:

  • Học 4 năm trong nước: 260.000.000 đ ( bình quân: 65.000.000đ/sinh viên/năm)

  • Học 3 năm trong nước cộng với 1 năm tại Trường Đại học Greenwich (Vương quốc Anh): 660.000.000 đ ( bình quân: 165.000.000đ/sinh viên/năm).

V. Các ngành đào tạo trường Học viện Tài chính

    1. Hệ đại học chính quy

 

Ký hiệu trường

Tên trường/Ngành học

Mã ngành

Môn thi/ xét tuyển

HTC

HỌC VIỆN TÀI CHÍNH

 

 

 

Các ngành đào tạo đại học:

 

 

 

- Ngành: Tài chính – Ngân hàng (gồm 10 CN: Tài chính công, Thuế, Tài chính Bảo hiểm, Hải quan & nghiệp vụ ngoại thương, Tài chính quốc tế; Tài chính doanh nghiệp, Ngân hàng, Định giá tài sản, Đầu tư tài chính, Phân tích chính sách tài chính).

- Trong đó chỉ tiêu tổ hợp (Ngữ Văn, Toán, Tiếng Anh) không quá 30% tổng chỉ tiêu của ngành Tài chính - Ngân hàng.

D340201

Toán, Vật lí, Hóa học;

Toán, Vật lí, Tiếng Anh

Ngữ Văn, Toán, Tiếng Anh

 

- Ngành: Kế toán (gồm 3 chuyên ngành: Kế toán doanh nghiệp, Kiểm toán, Kế toán công).

- Trong đó chỉ tiêu tổ hợp (Ngữ Văn, Toán, Tiếng Anh) không quá 25% tổng chỉ tiêu của ngành Kế toán.

D340301

Toán, Vật lí, Hóa học;

Toán, Vật lí, Tiếng Anh

Ngữ Văn, Toán, Tiếng Anh

 

- Ngành: Quản trị kinh doanh (gồm 2 chuyên ngành: Quản trị doanh nghiệp; Marketing).

D340101

Toán, Vật lí, Hóa học;

Toán, Vật lí, Tiếng Anh

Ngữ Văn, Toán, Tiếng Anh

 

- Ngành: Hệ thống thông tin quản lý (chuyên ngành: Tin học Tài chính - Kế toán).

D340405

Toán, Vật lí, Hóa học;

Toán, Vật lí, Tiếng Anh

Ngữ Văn, Toán, Tiếng Anh (điểm môn chính: Toán nhân đôi)

 

- Ngành: Kinh tế (gồm 3 chuyên ngành: Kinh tế nguồn lực tài chính, Kinh tế đầu tư tài chính, Kinh tế luật).

D310101

Toán, Vật lí, Tiếng Anh

Ngữ Văn, Toán, Tiếng Anh

 

- Ngành: Ngôn ngữ Anh (chuyên ngành: Tiếng Anh Tài chính - Kế toán).

D220201

Ngữ Văn, Toán, Tiếng Anh (điểm môn chính: tiếng Anh nhân đôi)

   

    2. Hệ Chất lượng cao

Hệ đào tạo chất lượng cao học viện tài chính

Hệ đào tạo chất lượng cao

 

VI. Quy mô trường Học viện Tài chính

    1. Lịch sử hình thành

Học viện Tài chính được thành lập dựa trên cơ sở là Trường cán bộ Tài chính - Kế toán Ngân hàng Trung ương hình thành năm 1963, đến năm 1976 trường cán bộ tài chính - kế toán ngân hàng trung ương được đổi tên thành Trường Đại học Tài chính - Kế toán Hà Nội, trường đề ra nhiệm vụ cơ bản chính là đào tạo và nghiên cứu khoa học, thông qua đó trường nhằm gây dựng nên nguồn cung cấp lực lượng cán bộ đại học và sau đại học về lĩnh vực tài chính - kế toán phục vụ cho sự nghiệp đổi mới đất nước và cho hai nước Lào, Campuchia. Ngày 17/8/2001 Thủ tướng Chính phủ ra quyết định thành lập Học viện Tài chính dựa trên cơ sở sáp nhập 3 đơn vị: Trường Đại học Tài chính - Kế toán Hà Nội, Viện Nghiên cứu Tài chính và Trung tâm Bồi dưỡng Cán bộ Tài chính.

Lễ kỷ niệm thành lập trường học viện tài chính

Kỷ niệm 50 năm thành lập trường

 

    2. Mục tiêu đào tạo, sứ mệnh

Mục đích thành lập Học viện Tài chính: với những thành tích đáng tự hào, hy vọng rằng đây sẽ là  nền tảng vững chắc, nhằm tạo dựng cho sự phát triển bền vững cũng như lâu dài của Học viện thực hiện Sứ mệnh"Cung cấp nguồn nhân lực được đào tạo và nghiên cứu khoa học tài chính - kế toán chất lượng cao phục vụ cho xã hội", với mục tiêu chính là: Xây dựng và phát triển Học viện Tài chính trở thành một trung tâm đào tạo và nghiên cứu khoa học về Kinh tế - Tài chính - Kế toán có uy tín hàng đầu Việt Nam.

    3. Cơ sở vật chất

Theo thống kê về cơ sở vật chất của trường như sau:

  • 78 phòng học với diện tích 15.181 m2

  • 01 sân bóng đá, 02 sân bóng rổ, 01 bể bơi

  • Ký túc xá với 310 phòng, diện tích 10.850 m2

  • Thư viện:

  • 16.000 đầu sách các loại với trên 200.000 cuốn

  • 150 loại báo và tạp chí

  • Hơn 3000 cuốn ấn phẩm khác

  • 10 phòng máy phục vụ cho thực hành, 01 phòng hội thảo trực tuyến đào tạo, 03 phòng hội thảo chính, 08 giảng đường đa chức năng được trang bị trang thiết bị hiện đại, 02 phòng học ngoại ngữ.

Cơ sở vật chất học viện tài chính

Tổng quan trường

Cơ sở vật chất học viện tài chính

Giảng viên Học viện Tài chính

Bể bơi thông minh Học viện Tài chính

Bể bơi thông minh Học viện Tài chính

    4. Thành tích

Trải qua hơn 50 năm thành lập và phát triển học viện Tài chính đã không ngừng nỗ lực và phấn đấu để được ghi nhận những đóng góp của mình trong sự nghiệp giáo dục, đào tạo Đảng đặc biệt là đào tạo cán bộ chuyên ngành tài chính - kế toán. Biểu hiện cho thấy Nhà nước đã tặng thưởng nhiều phần thưởng cao quý cho học viện Tài chính, phải kể đến đó là: Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Độc lập hạng Nhất, hạng Nhì, hạng Ba, Huân chương Lao động hạng Nhất, hạng Nhì, hạng Ba. Được nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào trao tặng  Huân chương Tự do ISSARA hạng Nhì, hạng Ba và Huân chương Hữu nghị.

 

Học viện tài chính

Kỳ giao ước thi đua năm học 2015 - 2016

Thủ lĩnh sinh viên tỏa sáng của học viện

Thủ lĩnh sinh viên tỏa sáng của học viện

 

    5. Hợp tác quốc tế

Nhằm mục đích chính là phấn đấu không ngừng nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học, Học viện Tài chính hiện nay đã và đang được coi trọng việc duy trì và mở rộng các mối quan hệ hợp tác trong khu vực và mở rộng ra rộng quốc tế.

Bên cạnh những mối quan hệ hợp tác truyền thống sẵn có được gây dựng, Học viện Tài chính đã và đang khai thác nhằm tìm kiếm thêm  nhiều mối quan hệ hợp tác và học hỏi các kinh nghiệm mới trong lĩnh vực đào tạo và nghiên cứu khoa học cùng với nhiều Trường đại học, Học viện và Viện nghiên cứu uy tín trên thế giới.

Các mối quan hệ hợp tác quốc tế đã và đang được gây dựng và phát triển tại Học viện Tài chính như sau:

  • Với đối tác Anh và Singapore:

  • Trường Đại học Leeds - Metropolitan

  • Trường Đại học Gloucestershire

  • Trường Đại học Leeds Beckett

  • Đại học Greenwich

  • Đại học Manchester Metropolitan

  • Đại học Cardiff Metropolitan

  • Hiệp hội Kế toán công chứng Anh (ACCA)

  • Với đối tác Australia và New Zealand

  • Hiệp hội kế toán công chứng Úc (CPA)

  • Đại học Massey (New Zealand)

  • Đại học Victoria of Wellington (New Zealand)

  • Với đối tác Pháp

  • Trường Đại học Nam Toulon - Var

  • Trường đại học Paris 1 - Panthéon Sorbonne

  • Trường Bảo hiểm Quốc gia Pháp

  • Viện Bảo hiểm Lyon

  • Thành viên Hiệp hội vì tổ chức quốc tế về tài chính công (Fondafip)

  • Với đối tác Nhật Bản

  • Viện nghiên cứu chính sách, Bộ Tài chính Nhật Bản

  • Trường Đại học Hitotsubashi

  • Đại học Kanazawa

  • Với đối tác Nga và Siberian

  • Học viện Tài chính thuộc Chính phủ LB Nga

  • Học viện Tài chính Ngân hàng Siberian

Để hiểu rõ hơn về học viện, bạn có thể tham khảo video sau đây:

Trên đây là toàn bộ thông tin tuyển sinh năm 2019 của Học viện Tài chính. Hy vọng rằng chúng sẽ giúp ích cho bạn trong việc tìm hiểu các trường đại học đúng ngành nghề yêu thích. Chúc các bạn thành công!