Thông tin chung
Giới thiệu: Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội (Hanoi Architectural University) là một trong các trường đại học đa ngành tại Việt Nam, được đánh giá là trường đại học đầu ngành về đào tạo, nghiên cứu nhóm ngành xây dựng và thiết kế tại miền Bắc của Việt Nam. Trường được
Mã trường: KTA
Địa chỉ: Km 10, Đường Nguyễn Trãi, Quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội
Số điện thoại: 024 3854 1616
Ngày thành lập: Ngày 17 tháng 9 năm 1969
Trực thuộc: Công lập
Loại hình: Bộ xây dựng
Quy mô: 470 giảng viên và 9920 sinh viên
BẠN SỞ HỮU DOANH NGHIỆP NÀY?
Đại học Kiến trúc Hà Nội - Hanoi Arch... đã đăng Tin tuyển sinh 4 năm trước

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI VÀ NHỮNG THÔNG TIN TUYỂN SINH CẦN BIẾT NĂM 2019

Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội (Hanoi Architectural University) là một trong các trường đại học đa ngành tại Việt Nam, được đánh giá là trường đại học đầu ngành về đào tạo, nghiên cứu nhóm ngành xây dựng và thiết kế tại miền Bắc của Việt Nam. Trường được thành lập năm 1969 và hiện trực thuộc Bộ Xây dựng.

Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội

Trường ĐH Kiến trúc Hà Nội

 

I. Giới thiệu trường Đại học Kiến trúc Hà Nội

Tên đầy đủ: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

Tên tiếng Anh: Hanoi Architectural University

Mã trường Đại học Kiến trúc Hà Nội: KTA

Địa chỉ trường Đại học Kiến trúc Hà Nội: Km 10, Đường Nguyễn Trãi, Quận Thanh Xuân , TP Hà Nội, Việt Nam

Điện thoại: (024) 3854 1616

Fax: (024) 3854 1616 (Khảo thí và đảm bảo chất lượng)

Fanpage: https://www.facebook.com/DHKIENTRUCHN/

Email: [email protected]

Cổng thông tin trường đại học Kiến trúc Hà Nội: http://hau.edu.vn/

Trang tín chỉ Đại học Kiến Trúc Hà Nội: https://tinchi.hau.edu.vn/

 

Bản đồ trường Đại học Kiến trúc Hà Nội

Bản đồ trường ĐH Kiến trúc Hà Nội

Logo Đại học Kiến trúc Hà Nội

Logo Đại học Kiến trúc Hà Nội

 

II. Điểm chuẩn Đại học Kiến trúc Hà Nội

Video giới thiệu trường ĐH Kiến trúc Hà Nội

    1. Điểm chuẩn năm 2016

Điểm chuẩn Đại học Kiến trúc năm 2016

Điểm chuẩn Đại học Kiến trúc 2016

       Nhận xét: Điểm chuẩn Đại học Kiến trúc Hà Nội 2016 dao động từ 15 đến 25,75 điểm (theo hệ số 30). Cao nhất là ngành Kiến trúc với số điểm là 25,75 và thấp nhất là ngành Điêu khắc với số điểm là 15.

    2. Điểm chuẩn năm 2017

Đại học Kiến trúc

Điểm chuẩn Đại học Kiến trúc

Điểm chuẩn Đại học Kiến trúc Hà Nội năm 2017

Điểm chuẩn Đại học Kiến trúc Hà Nội 2017

       Nhận xét: Điểm chuẩn Đại học Kiến Trúc Hà Nội 2017 dao động từ 15,50 đến 24,08 điểm (theo hệ số 30). Trong đó, ngành Kiến trúc và Quy hoạch đô thị lấy điểm cao nhất với số điểm 24,08 và ngành lấy điểm thấp nhất là các ngành Kỹ thuật công trình xây dựng, công nghệ thông tin, Kỹ thuật cơ sở hạ tầng, Kỹ thuật xây dựng,... với số điểm là 15,50. Nhìn chung, mức điểm chuẩn Đại học Kiến Trúc Hà Nội 2017 có sự điều chỉnh giảm nhẹ so với điểm chuẩn ĐH Kiến Trúc Hà Nội năm 2016.

    3. Điểm chuẩn năm 2018

Điểm chuẩn Đại học Kiến Trúc Hà Nội năm 2018

Điểm chuẩn Đại học Kiến Trúc Hà Nội 2018

       Nhận xét: Điểm chuẩn Đại học Kiến Trúc Hà Nội 2018 đã giảm mạnh xuống còn 14 đến 19.5 điểm (theo hệ số 30). Trong đó, nhóm ngành Kiến trúc vẫn đứng đầu với số điểm cao nhất là 19.5, tuy nhiên đã có sự giảm mạnh so với điểm chuẩn Đại học Kiến Trúc Hà Nội 2016 và 2017. Ngành có số điểm thấp nhất là các nhóm ngành Kỹ thuật cơ sở hạ tầng và Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông. Vì vậy các quý phụ huynh và các em học sinh nên có sự cân nhắc kỹ lưỡng trước khi nộp đơn xét tuyển vào ngành mà mình mong muốn.

 

V. Các ngành đào tạo trường Đại học Kiến trúc Hà Nội  

    1. Đào tạo đại học

Trường ĐH Kiến trúc Hà Nội (Hanoi Architectural University - HAU) là trung tâm trọng điểm về đào tạo Kiến trúc sư, Kỹ sư Xây dựng, Cử nhân cho ngành Xây dựng Việt Nam và cho đất nước; đặc biệt là các chuyên ngành Kiến trúc, Quy hoạch, Xây dựng, Kỹ thuật hạ tầng đô thị và Môi trường.

Các nhóm ngành hiện đang được đào tạo ở trường bao gồm:

  • Nhóm ngành Kiến trúc:

  • Ngành kiến trúc.

  • Nhóm ngành Quy hoạch:

  • Ngành Quy hoạch vùng và đô thị.

  • Ngành kiến trúc cảnh quan.

  • Nhóm ngành Mỹ thuật công nghiệp:

  • Ngành Thiết kế nội thất.

  • Ngành Thiết kế đồ họa.

  • Ngành Thiết kế thời trang.

  • Ngành Điêu khắc.

  • Nhóm ngành Xây dựng:

  • Ngành Xây dựng (Kỹ thuật xây dựng dân dụng).

  • Ngành Kỹ thuật xây dựng công trình ngầm.

  • Ngành Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông.

  • Ngành Kỹ thuật hạ tầng đô thị.

  • Ngành Kỹ thuật môi trường đô thị.

  • Ngành cấp thoát nước - môi trường nước.

  • Ngành Công nghệ kỹ thuật vật liệu xây dựng.

  • Nhóm ngành quản lý:

  • Ngành Quản lý xây dựng.

  • Ngành Kinh tế xây dựng.

Các chương trình đào tạo bao gồm:

  • Chương trình đại trà

  • Chương trình song bằng

  • Chương trình liên thông

  • Chương trình chất lượng cao

  • Chương trình tiên tiến và chương trình liên kết. Chương trình giảng dạy đa phần bằng tiếng Anh, có yêu cầu tiếng Anh đầu vào, người học sẽ có một khoảng thời gian được học tại trường đại học đối tác.

    2. Đào tạo sau đại học

    2.1. Đào tạo Thạc sĩ

STT

Chuyên ngành đào tạo

Mã số chuyên ngành

1

Kiến trúc

60.58.01.02

2

Quy hoạch vùng và đô thị

60.58.01.05

3

Quản lý đô thị và công trình

60.58.01.06

4

Kỹ thuật xây dựng công trình DD và CN

60.58.02.08

5

Kỹ thuật cơ sở hạ tầng

60.58.02.10

    2.2. Đào tạo Tiến sĩ

STT

Chuyên ngành đào tạo

Mã số chuyên ngành

1

Kiến trúc

62.58.01.02

2

Quy hoạch vùng và đô thị

62.58.01.05

3

Quản lý đô thị và công trình

62.58.01.06

4

Kỹ thuật xây dựng công trình DD và CN

62.58.02.08

5

Kỹ thuật cơ sở hạ tầng

62.58.02.10

 

VI. Học phí trường Đại học Kiến trúc Hà Nội  năm 2018-2019

Mức học phí đào tạo theo chương trình tiên tiến của trường ĐH Kiến trúc Hà Nội năm học 2016 – 2017 theo các lớp/khóa như sau:

  • Lớp 2011KTT: 29.700.000đ/sinh viên/năm học.

  • Lớp 2012KTT: 37.400.000đ/sinh viên/năm học.

  • Lớp 2013KTT, 2014 KTT, 2015 KTT: 38.000.000đ/sinh viên/năm học.

  • Lớp 2016KTT: 30.000.000đ/sinh viên/năm học.

 

VII. Tuyển sinh Đại học Kiến trúc Hà Nội năm 2019

    1. Đối tượng tuyển sinh

Căn cứ theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và của Nhà trường như sau:

Yêu cầu đã tốt nghiệp THPT (theo hình thức giáo dục chính quy hoặc giáo dục thường xuyên) hoặc đã tốt nghiệp trung cấp, được gọi chung là tốt nghiệp trung học.

Đáp ứng đủ về mặt sức khỏe để học tập theo quy định hiện hành của bộ Y tế. Đối với người khuyết tật được UBND cấp tỉnh công nhận bị dị dạng, dị tật, suy giảm khả năng tự lực trong sinh hoạt và học tập do hậu quả của chất độc hóa học, là con đẻ của người tham gia hoạt động chiến đấu bị nhiễm chất độc màu da cam, chất hóa học… Hiệu trưởng Nhà trường xem xét, quyết định cho dự tuyển sinh vào các ngành học phù hợp với tình trạng sức khỏe.

Quân nhân tại ngũ sắp hết thời hạn đi nghĩa vụ quân sự theo quy định, nếu được Thủ trưởng từ cấp trung đoàn trở lên cho phép, thì được dự tuyển theo nguyện vọng cá nhân, nếu trúng tuyển phải nhập học ngay năm 2019, không được bảo lưu sang năm học sau. Thí sinh đăng ký xét tuyển vào các ngành năng khiếu có tổ hợp thi/xét tuyển V00 (Kiến trúc, Quy hoạch vùng và đô thị, Kiến trúc cảnh quan, Chương trình tiên tiến ngành Kiến trúc) hoặc các ngành năng khiếu có tổ hợp thi/xét tuyển H00 (Thiết kế đồ họa, Thiết kế nội thất, Thiết kế thời trang, Điêu khắc) thì yêu cầu phải tham dự kỳ thi năng khiếu do Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội tổ chức.

    2. Phạm vi tuyển sinh

Tuyển sinh trong cả nước.

    3. Phương thức tuyển sinh

Kết hợp thi tuyển và xét tuyển

    3.1. Xét tuyển dựa vào kỳ thi THPT Quốc gia

  • Phương thức 1: Sử dụng kết quả kỳ thi THPT Quốc gia năm 2019 để xét tuyển. Điểm xét tuyển: Tổng điểm 3 môn của tổ hợp đăng ký xét tuyển + điểm ưu tiên (nếu có).

  • Phương thức 2: Theo học bạ THPT

  • Phương thức 3: Tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

    3.2. Xét tuyển kết hợp

Kết hợp xét tuyển bằng kết quả các môn thi văn hóa (Toán, Vật lý và Ngữ văn) trong kỳ thi THPT quốc gia và môn thi năng khiếu (Vẽ mỹ thuật, Hình họa mỹ thuật, Bố cục trang trí màu) đối các ngành năng khiếu có tổ hợp thi/xét tuyển V00, H00 (có mã xét tuyển từ KTA01 đến KTA04). Vậy tổng cộng các em sẽ phải tiến hành đăng ký và tham gia bốn bài thi.

Xét tuyển sẽ dựa vào kết quả kỳ thi THPT quốc gia đối với các ngành kỹ thuật, kinh tế, công nghệ thông tin có tổ hợp thi/xét tuyển A00, A01, B00, D01 với thang điểm 30 để đánh giá năng lực của học sinh.

    4. Chỉ tiêu tuyển sinh

Gồm 2180 chỉ tiêu (chưa bao gồm 50 chỉ tiêu diện cử tuyển, tuyển thẳng)

Ghi chú: Tổ hợp môn xét tuyển: A00: Toán, Vật lí, Hóa học; A01: Toán, Vật lí, Tiếng Anh; B00: Toán, Hóa học, Sinh học; D01: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh; D03: Ngữ văn, Toán, Tiếng Pháp; D07: Toán, Hóa học, Tiếng Anh.

Chỉ tiêu tuyển sinh từng nhóm ngành của Đại học Kiến trúc Hà Nội năm 2019 được thể hiện cụ thể qua bảng sau:

xét tuyển

Ngành/Chuyên ngành

Mã ngành

Chỉ tiêu

Tổ hợp xét tuyển

Văn bằng

tốt nghiệp

Nhóm ngành 1:

 

 

 

 

KTA01

Kiến trúc

7580101

500

V00: Toán, Lý, Vẽ mỹ thuật (Điểm Vẽ mỹ thuật nhân hệ số 2)

Kiến trúc sư

Quy hoạch vùng và đô thị

7580105

Nhóm ngành 2:

 

 

 

 

KTA02

Kiến trúc cảnh quan

7580102

100

V00: Toán, Lý, Vẽ mỹ thuật (Điểm Vẽ mỹ thuật nhân hệ số 2)

Kiến trúc sư

Chương trình tiên tiến ngành Kiến trúc

7580101.1

Nhóm ngành 3:

 

 

 

 

KTA03

Thiết kế đồ họa

7210403

220

H00: Văn, Hình họa mỹ thuật, Bố cục trang trí màu

Cử nhân

Thiết kế thời trang

7210404

Nhóm ngành 4:

 

 

 

 

KTA04

Thiết kế nội thất

7580108

230

H00: Văn, Hình họa mỹ thuật, Bố cục trang trí màu

Cử nhân

Điêu khắc

7210105

7580201

Xây dựng dân dụng và công nghiệp

7580201

350

A00: Toán, Lý, Hóa

A01: Toán, Lý, Anh

Kỹ sư

7580201.1

Xây dựng công trình ngầm đô thị

7580201.1

50

A00: Toán, Lý, Hóa

A01: Toán, Lý, Anh

Kỹ sư

7510105

Công nghệ kỹ thuật vật liệu xây dựng

7510105

50

A00: Toán, Lý, Hóa

A01: Toán, Lý, Anh B00: Toán, Hóa, Sinh

Kỹ sư

7580302

Quản lý xây dựng

7580302

150

A00: Toán, Lý, Hóa

A01: Toán, Lý, Anh D01: Toán, Văn, Anh

Kỹ sư

7580301

Kinh tế Xây dựng

7580301

150

A00: Toán, Lý, Hóa

A01: Toán, Lý, Anh

Kỹ sư

Nhóm ngành 10:

 

 

 

 

KTA10

Kỹ thuật cấp thoát nước

7580213

100

A00: Toán, Lý, Hóa

A01: Toán, Lý, Anh B00: Toán, Hóa, Sinh

Kỹ sư

Kỹ thuật môi trường đô thị

7580210.1

Nhóm ngành 11:

 

 

 

 

KTA11

Kỹ thuật hạ tầng đô thị

7580210

130

A00: Toán, Lý, Hóa

A01: Toán, Lý, Anh B00: Toán, Hóa, Sinh

Kỹ sư

Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông

7580205

7480201

Công nghệ thông tin

7480201

150

A00: Toán, Lý, Hóa

A01: Toán, Lý, Anh

Kỹ sư

 

TỔNG

 

2180 (chưa bao gồm 50 chỉ tiêu diện cử tuyển, tuyển thẳng

 

    5. Điều kiện ĐKXT

Theo như quy chế tuyển sinh Đại học mới nhất của Bộ GD&ĐT thì để có thể đăng ký xét tuyển vào các trường Đại học thuộc hệ thống giáo dục quốc dân thì tối thiểu thí sinh sẽ cần phải tốt nghiệp THPT (cấp 3) hoặc tương đương trở lên mới đủ điều kiện nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển. Ngoài ra, tùy từng trường mà sẽ có thêm những yêu cầu riêng về điều kiện xét tuyển để đảm bảo được chất lượng đầu vào ban đầu dành cho từng ngành học đặc thù khác nhau của nhà trường.

  • Điều kiện cần: Để đăng ký Xét tuyển yêu cầu bắt buộc thí sinh phải tốt nghiệp THPT (cấp 3) tương đương với (hệ GDTX, hay bổ túc văn hóa…). Bên cạnh đó thí sinh cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ xét tuyển theo mẫu của trường và nộp hồ sơ đúng hạn theo từng đợt tuyển sinh của nhà trường theo đúng kế hoạch tuyển sinh.

  • Điều kiện đủ: Yêu cầu thí sinh cần đạt trung bình kết quả học tập theo các tổ hợp môn xét tuyển từ 6.0 trở lên ở tổ hợp các môn xét tuyển.


    6. Thủ tục và hồ sơ

    6.1. Đăng ký xét tuyển vào các ngành năng khiếu

Với các ngành năng khiếu (có mã xét tuyển từ KTA01 đến KTA04). Nhà trường sử dụng hình thức thi tuyển kết hợp với xét tuyển để tuyển sinh. Trong đó, trường kết hợp bằng các môn thi năng khiếu (Về mỹ thuật, Hình ảnh mỹ thuật, Bố cục trang trí màu) với việc sử dụng kết quả điểm thi một số môn (Toán, Vật lý và Ngữ văn) của thí sinh trong Kỳ thi THPT quốc gia năm 2019.

    6.2. Thủ tục nộp hồ sơ ĐKDT

Hồ sơ ĐKDT gồm:

  • Hai phiếu đăng ký dự thi điền đầy đủ thông tin (phiếu số 1 và số 2) có xác  nhận của cơ quan chức năng. Thí sinh nhận phiếu ĐKDT tại phòng Đào tạo – Trường ĐH Kiến trúc HN hoặc download trên website của Trường tại địa chỉ:  http://hau.edu.vn/

  • Ba ảnh chụp theo kiểu chứng minh thư cỡ 4x6cm có ghi họ, tên và ngày, tháng, năm sinh, nơi sinh (quận (huyện), tỉnh (thành phố)) của thí sinh ở mặt sau (một ảnh dán trên phiếu ĐKDT số 1, hai ảnh nộp cho Trường).

  • Bản sao hợp lệ giấy chứng nhận nếu là đối tượng ưu tiên.

  • Ba phong bì ghi rõ địa chỉ liên lạc để Nhà trường gửi Giấy báo dự thi, Giấy báo điểm/ Giấy triệu tập. Địa chỉ liên lạc thí sinh ghi rõ: Họ tên người nhận, thôn/xóm/số nhà/ngõ..., Xã/Phường, Huyện/Quận, Tỉnh/Thành phố, số điện thoại liên lạc.

  • Bản phô tô Giấy nộp tiền lệ phí (nếu thí sinh nộp hồ sơ qua đường bưu điện).

Thủ tục nộp hồ sơ:

  • Thí sinh nộp trực tiếp tại Phòng Đào tạo, U114- Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội Km10, Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội hoặc nộp qua đường bưu điện.

  • Thí sinh nộp qua bưu điện thực hiện như sau:

  • Nộp lệ phí vào tài khoản của Trường Đại học Kiến trúc theo số tài khoản: 4501.000.1111118 tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển Hà Tây (BIDV Hà Tây).

  • Nội dung ghi rõ: Nộp lệ phí dự thi môn năng khiếu của thí sinh: …………….. (ngày tháng năm sinh ..............)

  • Photo Giấy nộp lệ phí của ngân hàng, gửi kèm hồ sơ Đăng ký dự tuyển môn thi năng khiếu về địa chỉ: Phòng Đào tạo - Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội. Km 10, đường Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội.

Thí sinh nộp qua đường bưu điện chỉ được coi là hoàn tất thủ tục nộp hồ sơ khi nhận được phiếu số 2 có xác nhận của phòng Đào tạo Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.

    7. Lệ phí

Thí sinh nộp trực tiếp tại Trường: 300.000đ (lệ phí ĐKDT) + 15.000đ phí chuyển phát nhanh Giấy báo điểm/ Giấy triệu tập = 315.000đ/thí sinh.

Thí sinh nộp qua đường bưu điện: 300.000đ (lệ phí ĐKDT) + 30.000đ phí chuyển phát nhanh Phiếu số 2, Giấy báo điểm/ Giấy triệu tập = 330.000đ/thí sinh

Chú ý: Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ:

Phòng Đào tạo - Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội

Km 10, Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

Điện thoại: (024) 3854 1616

Website: http://hau.edu.vn/

 

VI. Quy mô trường

 

Tổng quan trường Đại học Kiến trúc Hà Nội

Tổng quan trường ĐH Kiến trúc Hà Nội

    1. Lịch sử hình thành

Trường ĐH Kiến trúc Hà Nội được thành lập năm 1969 là một mốc son lịch sử trong sự nghiệp đào tạo cán bộ ngành xây dựng nước ta.

Năm 1969, cuộc kháng chiến chống Mỹ đã giành được thắng lợi to lớn. Nhiệm vụ xây dựng lại đất nước là vô cùng cấp thiết. Theo đề nghị của bộ kiến trúc, Chính phủ đã có quyết định 181 - CP ngày 17/9/1969 thành lập trường Đại học Kiến trúc để đào tạo cán bộ với quy mô lớn cho ngành xây dựng.

Từ mốc son này, Trường đại học Kiến trúc Hà nội đã có bước phát triển vững chắc. Hiện nay, trường có 10 khoa, 7 trung tâm với 10 ngành học. Sự nghiệp đào tại của ngành xây dựng lớn mạnh: Bộ Xây dựng hiện trực tiếp quản lý 2 Trường Đại học kiến trúc, 2 trường Đại học Xây dựng, 4 trường Cao đẳng Xây dựng trên toàn quốc, đảm bảo đào tạo đủ cán bộ bậc Đại học phục vụ công cuộc xây dựng đất nước.

    2. Mục tiêu đào tạo, sứ mệnh

  • Mục tiêu đào tạo:

Mục tiêu của trường ĐH Kiến trúc Hà nội nhằm đáp ứng nguồn nhân lực chuyên môn cả về số lượng và chất lượng cho ngành xây dựng nước ta. Bên cạnh đó, tạo lập cơ hội học tập phong phú, đa dạng, liên thông cho tất cả người học, tạo điều kiện cho người học phát huy tối đa tiềm năng của mình. Xây dựng thành công nội dung, chương trình đào tạo, gắn kết chặt chẽ đào tạo với khoa học công nghệ hướng đến hội nhập quốc tế. Đồng thời, tạo môi trường tốt về cơ sở vật chất, xã hội, ứng dụng công nghệ thông tin trình độ cao. Cùng với đó, đào tạo đội ngũ giảng viên và cán bộ đạt trình độ cao, đồng thời thu hút nhân tài đến giảng dạy cho trường học.

  • Sứ mệnh:

Đảm nhiệm công tác đào tạo cán bộ các ngành kinh tế - xã hội ở trình độ đại học và sau đại học, đặc biệt là kiến trúc, xây dựng, quy hoạch, kỹ thuật cơ sở hạ tầng và quản lý đô thị. Hướng tới là trung tâm đi đầu trong việc nghiên cứu và giải quyết các nhiệm vụ khoa học và công nghệ trong lĩnh vực xây dựng cơ bản. Đồng thời, cung cấp các sản phẩm và dịch vụ đào tạo, khoa học công nghệ có chất lượng cao phục vụ yêu cầu xây dựng và quản lý đô thị nhằm hướng Đất nước theo hướng hội nhập quốc tế.

    3. Thành tích

Trong vòng 50 năm triển khai đào tạo cán bộ chuyên ngành xây dựng và thiết kế, Trường ĐH Kiến trúc Hà nội đã vinh dự đạt được nhiều thành tích cao quý:

  • Huân chương Lao động: Hạng Ba (1986), Hạng Hai (2013), Hạng Nhất (1983);

  • Huân chương Độc lập: Hạng Ba (2001), Hạng Hai (1995), Hạng Nhất (1991);

  • Chủ tịch Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt nam tặng Nhà trường Huân chương Hồ Chí Minh (2006);

  • Cờ thi đua Bộ Xây dựng (2014, 2016);

  • Nhà nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào tặng Huân chương Lao động Hạng Ba (2000);

  • Cờ thi đua Chính phủ (2015);

  • Đạt tiêu chuẩn Kiểm định chất lượng Giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018);

Bên cạnh đó, các tổ chức Đảng và Công đoàn nhà trường cũng đạt được những thành tích cao đáng tự hào như:

  • Tổ chức Đảng: Bằng khen “Đảng bộ trong sạch vững mạnh” (2014, 2015, 2016 ) do Đảng ủy khối các trường Đại học, Cao đẳng thành phố Hà Nội trao tặng;

  • Công đoàn: Bằng khen “Tổ chức công đoàn vững mạnh” (2014, 2015, 2016) do Liên chi đoàn Lao động thành phố Hà Nội trao tặng;

  • Đoàn thanh niên:

  • Bằng khen và cờ thi đua “ Đơn vị xuất sắc” (2015, 2016) do Trung ương Đoàn Thanh niên Việt Nam trao tặng;

  • Cờ thi đua “Đơn vị xuất sắc” (2014, 2015, 2016) do Thành đoàn Hà Nội trao tặng.

Đến nay, trường Đại học Kiến trúc Hà Nội vẫn đang tiếp tục phấn đấu để đạt được trường cũng đang phấn đấu trở thành ngôi trường dẫn đầu trong hoạt động đào tạo và giảng dạy trong lĩnh vực kiến trúc và xây dựng.

    4. Cơ sở vật chất

Tổng diện tích sử dụng hiện tại là 20.902,94 m2. Diện tích đất sử dụng khá rộng phù hợp cho các hoạt động học tập và ngoại khóa nghiên cứu khoa học.

Lớp học được trang bị cơ sở vật chất hiện đại:

  • Thư viện điện tử phục vụ giáo viên và sinh viên với hàng nghìn đầu sách;

  • Nhà thi đấu điện tử phục vụ giáo viên và sinh viên với hàng nghìn đầu sách;

  • Ký túc xá cho hơn 500 sinh viên, có cả khu ký túc xá dành riêng cho sinh viên Lào và Campuchia;

  • Nhà lớp học hiện đại 13 tầng có thang máy, phòng học thoáng mát rộng rãi;

  • Bên cạnh cơ sở vật chất phục vụ nghiên cứu khoa học và lao động sản xuất, Trường còn có: 3 phòng thí nghiệm đạt chuẩn Quốc gia:

  • Phòng thí nghiệm hóa nước vi sinh;

  • Phòng thí nghiệm và kiểm định chất lượng công trình LAS256XD;

  • Phòng thí nghiệm XD LAS1022 về vi khí hậu và môi trường.

Cùng với đó là hàng loạt các phòng đa năng chất lượng cao phục vụ cho hoạt động học tập và thể dục thể thao của cán bộ giáo viên và toàn thể sinh viên như:

  • Trung tâm nghiên cứu môi trường vi khí hậu kiến trúc và Năng lượng thuộc Viện kiến trúc Nhiệt đới

  • Phòng thí nghiệm Thủy lực - Hóa nước vi sinh thuộc khoa Kỹ thuật hạ tầng và môi trường đô thị

  • Xưởng khoa Quy hoạch

  • Xưởng khoa Kiến trúc

  • Phòng vẽ khoa Nội thất và Mỹ thuật công nghiệp

  • Nhà tập đa năng và sân tập

 

Khuôn viên trường Đại học Kiến Trúc Hà Nội

Khuôn viên trường ĐH Kiến Trúc Hà Nội


 

Đội ngũ giảng viên Đại học Kiến trúc Hà Nội

Đội ngũ giảng viên ĐH Kiến trúc Hà Nội

 

Khu giảng đường Đại học Kiến trúc Hà Nội

Khu giảng đường ĐH Kiến trúc Hà Nội

    5. Hợp tác quốc tế

Trường ĐH Kiến trúc Hà Nội thiết lập quan hệ hợp tác với các trường đại học sau:

  • Đại học Adelaide (Australia)

  • Đại học Nottingham (Anh Quốc)

  • Đại học Kiến trúc Toulouse (Pháp)

  • Đại học KItakyushu (Nhật Bản)

  • Đại học Catholic University of America (Hoa Kỳ)

Trên đây là các thông tin cần thiết về điểm chuẩn phương thức tuyển sinh dự kiến của trường Đại học Kiến trúc Hà Nội 2019. Hy vọng rằng bài viết có thể cung cấp cho bạn đọc những thông tin cần thiết và một phần nào giúp cho các quý phụ huynh và học sinh lựa chọn được ngành nghề phù hợp mà mình và con em mong muốn theo học.