Thông tin chung
Giới thiệu: Trường Y tế công cộng là trường đại học công lập trên địa bàn Hà Nội với nhiệm vụ đào tạo những chuyên ngành y tế phục vụ cho cộng đồng. Ngoài địa bàn Hà nội ra thì ở tp.HCM cũng có trường đại học y tế công cộng tp.hcm Mang trong mình sứ mệnh chăm sóc và
Mã trường: YTC
Địa chỉ: Số 1A, đường Đức Thắng, phường Đức Thắng, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội
Số điện thoại: 024.62662299
Ngày thành lập: Ngày 26 tháng 4 năm 2001
Trực thuộc: Công lập
Loại hình: Bộ y tế
Quy mô:
BẠN SỞ HỮU DOANH NGHIỆP NÀY?
Đại học y tế công cộng - Hanoi School... đã đăng Tin tuyển sinh 4 năm trước

 

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CỘNG ĐỒNG - THÔNG TIN TUYỂN SINH 2019

 Trường đại học Y tế cộng đồng

Trường đại học Y tế cộng đồng

Trường Y tế công cộng là trường đại học công lập trên địa bàn Hà Nội với nhiệm vụ đào tạo những chuyên ngành y tế phục vụ cho cộng đồng. Ngoài địa bàn Hà nội ra thì ở tp.HCM cũng có trường đại học y tế công cộng tp.hcm Mang trong mình sứ mệnh chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của nhân dân. Vì nhiệm vụ cao, nhà trường đang từng ngày phát triển, đẩy mạnh vị thế của mình được xã hội công nhận. Đào tạo ra những bác sĩ có chuyên môn, có tâm với nghề

I. Giới thiệu trường Đại học Y tế công cộng Hà nội

Tên Tiếng việt: Đại học Y tế công cộng

Tên Tiếng anh: HANOI UNIVERSITY OF PUBLIC HEALTH

Địa chỉ:  Số 1A, đường Đức Thắng, phường Đức Thắng, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội

Điện thoại: 024-62662299

Fax: 024-62662385

Website:  www.huph.edu.vn

                    Logo Đại học Y tế công cộng

Logo Đại học Y tế công cộng

  II. Điểm chuẩn Đại học Y tế công cộng

    1. Điểm chuẩn trường đại học y tế công cộng  năm 2016

       Điểm chuẩn đại học y tế công cộng năm 2016

Điểm chuẩn đại học y tế công cộng năm 2016

=>> Nhận xét:  Ngành Y tế công cộng, ngành Xét nghiệm Y học dự phòng lần lượt có số điểm chuẩn là 19,5 điểm và  21,5 điểm

    2.  Điểm chuẩn trường đại học y tế công cộng năm 2017


Đại học y tế công cộng điểm chuẩn năm 2017

Đại học y tế công cộng điểm chuẩn năm 2017

=>> Nhận xét: Ngành xét nghiệm Y học dự phòng có điểm chuẩn cao nhất là 22.75 ( lấy theo kết quả thi THPT Quốc gia )

Ngành Xét nghiệm Y học có điểm chuẩn cao nhất là 24.80 ( lấy theo kết quả học tập ở THPT)

    3.  Điểm chuẩn đại học y tế cộng đồng năm 2018


Đại học Y tế công cộng điểm chuẩn năm 2018

Đại học Y tế công cộng điểm chuẩn năm 2018

=>> Nhận xét: Ngành Dinh dưỡng học có điểm chuẩn cao nhất là 22 điểm ( dựa vào kết quả học tập ở THPT)

Ngành Y tế công cộng có điểm chuẩn thấp nhất là 16 điểm ( dựa vào kết quả kì thi THPT Quốc gia )

 III. Các chương trình đào tạo đại học chính quy trường Đại học Y tế công cộng hà nội

     1. Các chương trình đào tạo Đại học

  • Cử nhân Y tế công cộng hình thức chính quy

  • Cử nhân Y tế công cộng hình thức Vừa học vừa làm

  • Cử nhân Xét nghiệm Y học Dự phòng hình thức chính quy

  • Cử nhân Dinh dưỡng hình thức chính quy

  • Cử nhân Công tác xã hội hình thức chính quy

    2. Các chương trình đào tạo sau Đại học

  •         Tiến sĩ Y tế công cộng

  •         Thạc sĩ Y tế công cộng

  •         Tiến sĩ quản lý bệnh viện

  •         Thạc sĩ quản lý bệnh viện

  •         Chuyên khoa I Y tế công cộng

  •         Chuyên II Tổ chức và Quản lý y tế

    3. Các chương trình đào tạo liên tục, ngắn hạn

CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG THEO TIÊU CHUẨN CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP

- Chương trình bồi dưỡng theo Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp Bác sĩ (hạng I)

-  Chương trình bồi dưỡng theo Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp Bác sĩ (hạng II)

- Chương trình bồi dưỡng theo Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp Bác sĩ (hạng III)

- Chương trình bồi dưỡng theo Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp Bác sĩ  YHDP (hạng I)

- Chương trình bồi dưỡng theo Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp Bác sĩ  YHDP (hạng II)

- Chương trình bồi dưỡng theo Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp Bác sĩ  YHDP (hạng III)

- Chương trình bồi dưỡng theo Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp YTCC (hạng I)

- Chương trình bồi dưỡng theo Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp YTCC (hạng II)

- Chương trình bồi dưỡng theo Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp YTCC (hạng III)

- Chương trình bồi dưỡng theo Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp Dân số viên (hạng II)

- Chương trình bồi dưỡng theo Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp Dân số viên (hạng III)

- Chương trình bồi dưỡng theo Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp Dân số viên (hạng IV)

 

CÁC KHÓA HỌC VỀ QUẢN LÝ – LÃNH ĐẠO

  • Phương pháp lập kế hoạch

  • Xây dựng và quản lý dự án

  • Quản lý nguồn nhân lực

  • Kỹ năng lãnh đạo và quản lý

  • Quản lý trang thiết bị và cơ sở hạ tầng y tế

  • Quản lý y tế công cộng trong thảm họa

  • Đào tạo Quản lý hành chính nhà nước

 

CÁC KHÓA HỌC LIÊN QUAN ĐẾN BỆNH VIỆN

  • Bệnh viện ứng phó với tình huống khẩn cấp

  • Công tác xã hội trong bệnh viện

  • Quản lý bệnh viện

  • Phương pháp nghiên cứu khoa học trong bệnh viện

  • Quản lý chất lượng bệnh viện

 

CÁC KHÓA HỌC VỀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

  • Tổng quan tài liệu hệ thống

  • Phương pháp nghiên cứu định lượng

  • Phương pháp nghiên cứu định tính cơ bản

  • Phương pháp nghiên cứu kết hợp

  • Chọn mẫu trong nghiên cứu y tế

  • Thiết kế và phân tích số liệu nghiên cứu can thiệp: nghiên cứu phỏng thực nghiệm

  • Chuẩn hóa bộ công cụ, thang đo

  • Phân tích số liệu cơ bản

  • Phân tích số liệu định tính sử dụng NVIVO

  • Phân tích hồi quy

  • Y học dựa vào bằng chứng

 

CÁC KHÓA HỌC VỀ DINH DƯỠNG  VÀ VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM

  • Các phương pháp đánh giá tình trạng dinh dưỡng và sử dụng phần mềm Anthro để phân tích số liệu nhân trắc dinh dưỡng

  • Dinh dưỡng điều trị một số bệnh nội khoa

  • Đánh giá định lượng nguy cơ vi sinh vật trong nước và thực phẩm


 

CÁC KHÓA VỀ SỨC KHỎE MÔI TRƯỜNG VÀ NGHỀ NGHIỆP

  • An toàn vệ sinh lao động ngành  y tế

  • Biến đổi khí hậu và sức khỏe

  • Đánh giá  tác động sức khỏe

  • Đánh giá và truyền thông  nguy cơ sức khỏe môi trường

 

CÁC KHÓA HỌC VỀ TRUYỀN THÔNG , VẬN ĐỘNG CHÍNH SÁCH

  • Đánh giá chương trình nâng cao sức khỏe

  • Truyền thông – tiếp thị xã hội

  • Truyền thông chính sách

  • Thiết kế các sản phẩm truyền thông

  • Truyền thông thay đổi hành vi

 

CÁC KHÓA HỌC KHÁC

  • Các yếu tố xã hội quyết định sức khỏe

  • Hướng dẫn biên soạn tài liệu đào tạo liên tục

  • Kỹ năng giao tiếp, ứng xử (cho nhân viên y tế)

  • Kỹ năng trình bày và tìm kiếm thông tin

  • Phương pháp sư phạm y học

  • Đạo đức nghiên cứu trong lĩnh vực y tế

  • Sơ cấp cứu ban đầu

 

IV. Học phí trường Đại học Y tế công cộng năm 2018-2019

    1. Mức học phí của trường đại học y tế cộng đồng

Hệ cử nhân chính quy

  • Khóa 11: 255.000 đồng/1 tín chỉ ( Tổng là 144 tín)

  • Khóa 12: 256.000 đồng/ 1 tín chỉ ( Tổng 144 tín )

  • Khóa 13: 264.00 đồng/ 1 tín chỉ ( Tổng 148 tín )

  • XNK 1: 251.000 đồng /1 tín chỉ ( Tổng 153 tín )

  • Khóa 14: 277.000 đồng /1 tín chỉ ( Tổng 148 tín )

  • XN 2: 267.00 đồng/ 1 tín chỉ ( Tổng 153 tín )

Hệ cử nhân vừa học vừa làm

  • Khóa 8: 511.000 đồng / 1 tín chỉ ( Tổng 131 tín )

  • Khóa 9: 438.000 đồng / 1 tín chỉ ( Tổng 131 tín )

  • Khóa 10: 448.00 đồng / 1 tín chỉ ( Tổng 130 tín )

  • Khóa 11: 473.000 đồng /1 tín chỉ ( Tổng 130 tín )

Hệ cao học

  • YTCC Khóa 18: 590.000 đồng /1 tín chỉ ( Tổng 47 tín )
  • YTCC Khóa 19: 590.000 đồng /1 tín chỉ ( Tổng 47 tín )
  • CKI Khóa 34: 590.000 đồng/ 1 tín chỉ ( Tổng 47 tín )
  • CKI Khóa 35: 590.000 đồng/1 tín chỉ ( Tổng 47 tín )
  • CKII 1: 590.000 đồng/1 tín chỉ ( Tổng 72 tín )
  • CKII 2: 590.000 đồng/1 tín chỉ ( Tổng 72 tín )
  • QLBV7: 590.000 đồng/1 tín chỉ ( Tổng 49 tín )
  • QLBV8: 590.000 đồng/1 tín chỉ ( Tổng 49 tín )
  • Nghiên cứu sinh: 22.000.000 đ/1 năm học

    2. Hình thức nộp học phí

 Trường Đại học Y tế công cộng Hà Nội tổ chức thu học phí theo hình thức nộp qua tài khoản ngân hàng theo thông tin chuyển khoản như sau:

 Tên tài khoản : Trường Đại học Y tế công cộng

 Địa chỉ: Số 1A Đường Đức Thắng, Phường Đức Thắng, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội

  Số tài khoản: 1261 0000 165552

  Tại: Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV)- Chi nhánh Ba Đình, Hà Nội

  Yêu cầu thêm sinh viên ghi rõ nội dung khoản nộp, mã sinh viên và không nộp lân các khoản học ( học phí, ký túc xá, kinh phí đào tạo,.... ) với nhau

V.      Tuyển sinh hệ đại học chính quy Đại học Y tế cộng đồng hà nội năm 2019

    1. Đối tượng tuyển sinh

  • Đã tốt nghiệp trung học  THPT ( giáo dục chính quy hoặc thường xuyên)    

  • Điểm trung bình các môn học thuộc tổ hợp được dùng xét tuyển ở lớp 12 từ 5,0 trở lên ( đối với ngành dựa vào kết quả học tập THPT).

  • Ngành Kỹ thuật Xét nghiệm Y học xét tuyển những thí sinh có học lực giỏi ở lớp 12

  • Các thí sinh đủ điều kiện như Bộ Giáo dục và Đào tạo đã quy định

    2. Phạm vi tuyển sinh

Trường đại học Y tế cộng đồng tuyển sinh trên toàn quốc

    3. Chỉ tiêu tuyển sinh

TT

Ngành học

Mã ngành

Tổ hợp xét tuyển

Chỉ tiêu xét tuyển sử dụng kết quả kỳ thi THPT quốc gia

Chỉ tiêu Xét tuyển dựa vào kết quả học tập ở cấp THPT

Tổng chỉ tiêu

1

Y tế công cộng

7720701

B00: (Toán – Hóa – Sinh)

A00: (Toán – Lý – Hóa)

D01: (Toán – Văn – Anh)

D08: (Toán – Sinh - Anh)

 

80

60

140

2

Kỹ thuật xét nghiệm y học

7720601

B00: (Toán – Hóa – Sinh)

A00: (Toán – Lý – Hóa)

A02: (Toán – Lý – Sinh)

70

30

100

3

Dinh dưỡng học

7720401

B00: (Toán – Hóa – Sinh)

D01: (Toán – Văn – Anh)

D08: (Toán – Sinh  - Anh)

 

40

40

80

4

Công tác xã hội

7760101

B00: (Toán – Hóa – Sinh)

D01: (Toán – Văn – Anh)

C03: (Toán – Văn – Lịch sử)

C04: (Toán – Văn – Địa lý)

20

20

40

 

    4. Tổ hợp các môn thi xét tuyển sinh

B00: (Toán – Hóa – Sinh)

A00: (Toán – Lý – Hóa)

A02: (Toán – Lý – Sinh)

C03: (Toán – Văn – Lịch sử)

C04: (Toán – Văn – Địa lý)

D01: (Toán – Văn – Anh)

D08: (Toán – Sinh - Anh)

 

    5. Phương thức xét tuyển

        5.1.  Xét tuyển theo kết quả quá trình học tập bậc THPT (xét học bạ)

Điểm xét tuyển = Môn 1 TB + Mô 2 TB + Môn 3 TB + Điểm ưu tiên

( tương ứng với điểm trung bình của các môn học tại THPT)

Trong đó:

- Điểm TB là điểm trung bình của các môn học tương ứng ở lớp 12 ( điểm TB từ 5.0 trở lên)

- Điểm ưu tiên được theo đối tượng và khu vực như Bộ đã quy định

        5.2. Xét tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp THPT quốc gia năm 2019

- Kết quả thi kỳ thi THPT + điểm ưu tiên khác theo quy định của Bộ ( được lấy theo độ dốc đến khi đủ chỉ tiêu)

- Nếu số lượng thí sinh cùng thỏa mãn và vượt quá chỉ tiêu thì sẽ có các thứ tự ưu tiên lần lượt như sau:

+ Điểm Toán học xét từ cao xuống thấp cho đến khi đủ chỉ tiêu.

+ Điểm trung bình môn Toán (lớp 12) lấy theo độ dốc.

        5.3. Xét tuyển thẳng

  Đáp ứng đủ điều kiện tuyển thẳng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo

    6. Điều kiện ĐKXT

- Điều kiện đầu vào: Áp dụng theo quy định của Bộ

- Điều kiện nhận ĐKXT:

+ Tốt nghiệp THPT

+ Điểm trung bình của các môn học được lựa chọn xét tuyển từ 5,0 trở lên tại lớp 12 (đối thí sinh dựa vào kết quả học tập ở THPT).     

+ Ngành Kỹ thuật Xét nghiệm Y học xét tuyển những thí sinh có học lực giỏi ở lớp 12

    7. Tổ chức tuyển sinh

        7.1. Phương thức xét tuyển theo kết quả học tập cấp THPT (xét học bạ)

- Thời gian: Từ 11/7/2019 đến 30/7/2019

- Hình thức: Trực tiếp hoặc qua bưu điện theo địa chỉ: Phòng Quản lý Đào tạo Đại học, Trường Đại học Y tế công cộng, số 1A, đường Đức Thắng, phường Đức Thắng, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội (Điện thoại: 024.62662342).

        7.2. Phương thức xét tuyển theo kết quả kỳ thi THPT quốc gia

- Thời gian: Áp dụng như Bộ Giáo dục đã quy định

- Hình thức: Theo quy định của Bộ

        7.3 Tuyển thẳng

Áp dụng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo

    8. Chính sách ưu tiên: Xét tuyển thẳng; ưu tiên xét tuyển;

- Ưu tiên xét tuyển, xét tuyển thẳng: Áp dụng theo quy định của Bộ Giáo dục

    9. Lệ phí xét tuyển

          - Lệ phí xét tuyển/thi tuyển: Như Bộ Giáo dục đã quy định

    10. Thông tin liên hệ tuyển sinh

             Phòng Quản lý Đào tạo Đại học

             PGS.TS. Lã Ngọc Quang

             ĐC : Phòng A112, tầng 1 nhà A

             ĐT : 04.6266 2342

             Email: [email protected]

VI. Quy mô trường Đại học Y tế công cộng

    1. Lịch sử hình thành

Tiền thân của Trường Đại học Y tế Công cộng là Khoa Y tế công cộng được thành lập năm 1990 trên cơ sở sát nhập thêm 3 trường: Trường Cán bộ quản lý Y tế, Bộ môn Vệ sinh dịch tễ Trường Đại học Y Hà Nội và Trung tâm Nhân lực Y tế.

Ngày 26 tháng 4 năm 2001, Thủ tướng chính phủ Phan Văn Khải đã ra Quyết định số 65/2001/QĐ-TTg thành lập trường Đại học Y tế Công cộng lấy trụ sở tại số 138B Giảng Võ, Phường Kim Mã, Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội.

Ngày 16 tháng 7 năm 2016, Trường y tế công cộng mới chính thức được khánh thành tại Số 1A, đường Đức Thắng, phường Đức Thắng, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội

    2. Mục tiêu đào tạo, sứ mệnh

Trường mang trong mình mục tiêu trở thành trường đại học có uy tín trong nước, khu vực nói chung và quốc tế nói riêng về đào tạo, nghiên cứu khoa học ứng dụng. Sứ mệnh đào tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao, đa ngành, học tập các ứng dụng và chuyển giao công nghệ  nhằm đáp ứng các nhu cầu cung cấp dịch vụ về chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của nhân dân.

    3. Cơ sở vật chất

 

Trường Đại học Y tế công cộng             

Trường Đại học Y tế công cộng

Giảng đường của Trường Đại học y tế công cộng

Giảng đường của Trường Đại học y tế công cộng

    4. Đội ngũ giảng viên

Với bề dày lịch sử 20 năm hình thành và phát triển, Trường đã từng ngày khẳng định vị thế của mình bằng sự  uy tín về chất lượng đào tạo, luôn đi sát nhu cầu thực tế của xã hội, mang đến đội ngũ nhân lực cao thỏa mãn nhu cầu của ngành y tế nhằm đóng góp phát triển đất nước.

Đội ngũ giảng viên là những người trẻ, năng động, có chuyên môn và nhiệt huyết với nghề. Hầu hết, được đào tạo tiến sĩ, thạc sĩ tại những trường đại học hàng đầu trên thế giới. Với những con số như:  85% giảng viên có trình độ sau đại học với gần 20 giáo sư, phó giáo sư ( chiếm 20%); gần 20 Tiến sĩ ; 47 thạc sĩ. Được đào tạo từ nước ngoài, giảng dạy theo đúng chuyên ngành và luôn sẵn sàng giúp đỡ sinh viên trong quá trình học tập, nghiên cứu khoa học cũng như làm quen với môi trường làm việc thực tế. Với những thế mạnh trên mong rằng các thầy cô luôn cố gắng trang bị cho sinh viên những kỹ năng tốt nhất.

    5. Môi trường học tập

Trường Đại học Y tế công cộng luôn cố gắng tạo ra một môi trường học tập, sinh hoạt  thân thiện, cởi mở và năng động nhất có thể. Giảng viên giảng dạy nhiệt huyết, giúp đỡ các sinh viên trong việc học tập cũng như đời sống hằng ngày. Nếu sinh viên có những câu hỏi thắc mắc sẽ được giải đáp tận tình trên lớp hoặc ngoài giờ. Tạo mối quan hệ gần gũi, thân thiết nhất giữa thầy và trò càng được thể hiện qua các đợt thực địa của trường, cùng sinh hoạt và làm việc với học sinh.

Sinh viên của trường đi thực địa tại cộng đồng

Sinh viên của trường đi thực địa tại cộng đồng

Rất mong nhận được sự đóng góp từ các bạn đọc để chúng tôi cố gắng hơn nữa. Và mong rằng thông qua những thông tin mà chúng tôi mang đến cho các bạn thì Trường đại học y tế công cộng Hà Nội sẽ là điểm đến của các bạn trong quãng thời gian sinh viên của chính mình.