Thông tin chung
Giới thiệu: Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp, một nơi được biết đến với không chỉ nhiều tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng của nước nhà mà còn là nơi hội tụ của rất nhiều cán bộ chuyên ngành mỹ thuật. Tính đến nay trường đã luôn luôn nỗ lực để tạo ra nhiều tầng lớp thế
Mã trường: MTC
Địa chỉ: Số 360 Đường La Thành, Ô Chợ Dừa, Đống Đa, Hà Nội.
Số điện thoại: 024 3851 2476
Ngày thành lập: 1949
Trực thuộc: Công lập
Loại hình: Bộ giáo dục và đào tạo
Quy mô:
BẠN SỞ HỮU DOANH NGHIỆP NÀY?
Đại học Mỹ thuật Công nghiệp - Ho Chi... đã đăng Tin tuyển sinh 4 năm trước

TÌM HIỂU VỀ ĐẠI HỌC MỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP

Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp, một nơi được biết đến với không chỉ nhiều tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng của nước nhà mà còn là nơi hội tụ của rất nhiều cán bộ chuyên ngành mỹ thuật. Tính đến nay trường đã luôn luôn nỗ lực để tạo ra nhiều tầng lớp thế hệ học sinh ưu tú đáp ứng nhu cầu về lực lượng các họa sĩ có tố chất nước ta.

Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp

Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp

I. Giới thiệu trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp

Tên đầy đủ: TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP

Tên tiếng Anh: University of Industrial Fine Art

Mã trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp: MTC

Địa chỉ: Số 360 Đường La Thành, Ô Chợ Dừa, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: (04) 38512476

Fax: (04) 38517390

Email: [email protected]

Fanpage: https://www.facebook.com/mythuatcongnghiep.edu.vn/   

Cổng thông tin trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp: https://mythuatcongnghiep.edu.vn/

Bản đồ trường Đại học Mỹ Thuật Công nghiệp

Bản đồ trường ĐH Mỹ Thuật Công nghiệp

 

Logo Đại học Mỹ thuật Công nghiệp

Logo Đại học Mỹ thuật Công nghiệp

II. Điểm chuẩn Đại học Mỹ thuật Công nghiệp

    1. Điểm chuẩn năm 2016

Điểm chuẩn Đại học Mỹ thuật Công nghiệp năm 2016

Điểm chuẩn Đại học Mỹ thuật Công nghiệp năm 2016

 

Chỉ tiêu xét nguyện vọng 2 trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội năm 2016

Chỉ tiêu xét nguyện vọng 2 trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội năm 2016

       Nhìn chung, mức điểm chuẩn Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội năm 2016 biến động không nhiều giữa các ngành. Trong đó, ngành Thiết kế đồ họa lấy mức điểm cao nhất là 35,5 điểm trong khi các ngành còn lại lấy mức điểm bằng nhau là 31,5 điểm. Với mức điểm chuẩn này thì thí sinh không gặp khó khăn trong việc lựa chọn ngành nghề đăng ký xét tuyển.

    2. Điểm chuẩn năm 2017

Văn bản công bố Điểm chuẩn Đại học mỹ thuật Công nghiệp Hà nội 2017

Văn bản công bố Điểm chuẩn Đại học mỹ thuật Công nghiệp Hà nội năm 2017

Văn bản công bố Điểm chuẩn Đại học mỹ thuật Công nghiệp Hà nội năm 2017

       Trường đã công bố cụ thể về công thức tính điểm chuẩn của trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội năm 2017 qua văn bản hiện hành. Bên cạnh đó, mức điểm chuẩn của các ngành được công bố rõ ràng, mức dao động từ 15,5 đến 20 điểm (theo hệ số 30). Trong đó, ngành Thiết kế đồ họa lấy điểm cao nhất với số điểm là 20 điểm và ngành lấy điểm thấp nhất là ngành Thiết kế Công nghiệp với số điểm là 15,5. Nhìn chung, mức điểm sàn của trường năm 2017 nằm ở mức trung bình.

    3. Điểm chuẩn năm 2018

Điểm chuẩn trường Đại học Mỹ Thuật Công nghiệp Hà Nội 2018

Điểm chuẩn trường Đại học Mỹ Thuật Công nghiệp Hà Nội năm 2018

Điểm chuẩn trường Đại học Mỹ Thuật Công nghiệp Hà Nội năm 2018

       Nhìn chung, mức điểm chuẩn trường Đại học Mỹ Thuật Công nghiệp Hà Nội năm 2018 có sự biến động tăng nhẹ so với 2 năm vừa qua. Mức điểm dao động từ 16,5 đến 20,5 điểm (theo hệ 30). Trong đó, ngành Thiết kế đồ họa vẫn là ngành đi đầu với mức điểm cao nhất là 20,5 điểm và ngành lấy điểm thấp nhất là các nhóm ngành Hội họa, Điêu khắc và Gốm với số điểm là 16,5 điểm. So với mặt bằng chung của các trường trong ngành thì mức điểm chuẩn của trường không có sự chênh lệch nhiều so với các trường khác. Vì vậy, có thể thấy trường vẫn nằm trong sự lựa chọn top đầu của các thí sinh tham gia dự thi.

 

III. Các ngành đào tạo trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp  

- Thời trang:

  • Ngành thiết kế thời trang

  • Trang sức

- Đồ họa:

  • Ngành Đồ họa Công thương: Đây là ngành chuyên đào tạo ra các họa sĩ thiết kế logo, thương hiệu hàng hóa, bao bì sản phẩm, tạp chí, thiết kế nhân vật game, thương hiệu hàng hóa,...

  • Ngành Thảm: Đây là ngành chuyên thiết kế các hoa văn và tranh đồ họa trang trí trên thảm.

- Trang trí nội thất:

  • là khoa chuyên đào tạo cử nhân họa sĩ, thiết kế trang trí nội ngoại thất các công trình nhà ở, nhà chung cư, biệt thự… và các công trình công cộng: Khách sạn, trung tâm hội nghị triển lãm, bảo tàng, nhà trẻ mẫu giáo, khu vui chơi giải trí.., bưu điện, ngân hàng, thư viện, hội chợ quốc tế, v..v.

  • Ngành Trang trí nội thất: Ngành đào tạo chính trong nhóm ngành trang trí nội thất.

  • Ngành Điêu khắc: Là ngành chuyên đào tạo ra các họa sĩ thiết kế và thực hiện các công trình điêu khắc công cộng có thể thấy như: tượng ngoài trời, tượng đài, phù điêu và tượng trang trí các công trình kiến trúc.

  • Ngành Hoành tráng: là ngành chuyên thiết kế và tiến hành thi công tranh tường khổ lớn và thường được đặt tại các nơi công cộng.

- Mỹ thuật truyền thống:

  • Ngành Gốm: chuyên đào tạo về loại hình gốm và đào tạo ra các họa sĩ thiết kế ra các sản phẩm gốm

  • Ngành Sơn mài: Đào tạo các kiến thức về loại hình sơn mài và đào tạo ra các họa sĩ thiết kế tranh sơn mài và các sản phẩm sơn mài khác.

  • Ngành Trang sức: Đào tạo về các kiến thức về trang sức, đá quý và chuyên đào tạo họa sĩ thiết kế đồ trang sức từ các vật liệu quý như vàng, bạc.

- Tạo dáng công nghiệp: Chức năng nhiệm vụ chính của Khoa là đào tạo các cử nhân Mỹ thuật Công nghiệp từ 4 ngành, có khả năng thiết kế, tạo dáng và trang trí các sản phẩm công nghiệp, mẫu đồ chơi trẻ em, các sản phẩm thủy tinh và kim loại.

  • Ngành Tạo dáng công nghiệp: chuyên đào tạo họa sĩ thiết kế vỏ máy, các đồ dùng vật dụng liên quan đến công nghiệp có tính chất sản xuất hàng loạt.

  • Ngành Tạo dáng thủy tinh

  • Ngành Đồ chơi

  • Ngành trang trí kim loại

- Mỹ thuật cơ sở:

  • Chức năng: Khoa chuyên môn - Đào tạo cơ bản về Mỹ thuật. Tổ chức giảng dạy (Một trong ba khối kiến thức: GD đại cương, Cơ bản về Mỹ Thuật và Chuyên Ngành).

  • Nhiệm vụ: Tổ chức triển khai giảng dạy các môn cơ sở Mỹ thuật (8 môn) cho 3 hệ: Đại học, Cao đẳng và Đại học liên thông.

  • Đây là ngành trang bị các kiến thức cơ sở về mỹ thuật công nghiệp cho sinh viên.

- Khoa học cơ bản

- Tại chức: Chức năng chính của khoa này là tham mưu, chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng thực hiện công tác tổ chức quản lý đào tạo đại học hệ Vừa làm vừa học tại trường và là cầu nối liên kết với các đơn vị ngoài trường.

 

Khoa Mỹ thuật ứng dụng Đại học Mỹ thuật Công nghiệp - Ngành hot của năm

Khoa Mỹ thuật ứng dụng ĐH Mỹ thuật Công nghiệp - Ngành hot của năm

IV. Học phí trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp  năm 2018-2019

    1. Mức học phí

Mức thu học phí của trường được điều chỉnh mới nhất từ năm 2018. Về thời hạn hoàn thành học phí học kỳ I năm học 2016 - 2019 đối với sinh viên hệ đại học chính quy - đại học liên thông trong Nhà trường đến hết ngày 06 / 09 / 2018, thực hiện theo kế hoạch Học kỳ I năm học 2018 - 2019 của Hiệu trưởng của trường được quy định như sau:

Đơn vị: đồng

Hệ đào tạo

Mức học phí 1 tháng

Học phí học kỳ I (5 tháng)

Hỗ trợ đào tạo

Tổng

Hệ đào tạo Chính quy

960.000

4.800.000

100.000

4.900.000

Hệ đào tạo Liên thông

1.440.000

7.200.000

100.000

7.300.000

          Học phí trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp học kỳ  I năm học 2918 - 2019

    2. Hình thức nộp

Hình thức nộp học phí:

- Trường đang áp dụng hình thức nộp học phí bằng chuyển khoản qua số tài khoản của nhà trường như sau:

  • Đơn vị hưởng : Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp

  • Số tài khoản : 1251 0000 755 664

  • Mở tại : Ngân hàng BIDV - Chi nhánh Đông Đô

  • Nội dung chuyển khoản : ghi rõ họ và tên , mã sinh viên , khóa , nộp học phí. (xem mẫu ở bảng tin )

Hình thức nộp tiền khá đơn giản và được hướng dẫn chi tiết đảm bảo độ an toàn và chính xác cho sinh viên khi nộp học phí.

Yêu cầu tất cả sinh viên thực hiện nghĩa vụ đóng học phí đúng thời hạn quy định.

Nếu quá thời hạn mà sinh viên vẫn còn nợ học phí thì sẽ không được tham dự thi kết thúc học kỳ và Nhà trường sẽ trừ điểm rèn luyện của Học kỳ I năm học 2018 - 2019 . Sau thời hạn 15 ngày Nhà trường sẽ xử lý kỷ luật sinh viên nợ học phí quá hạn theo quy chế học sinh , sinh viên đã được quy định.

Ghi chú : Cuối học kì SV theo dõi danh sách nợ học phí tại website Nhà trường và bảng tin Phòng Chính trị & CTSV.

 

V. Tuyển sinh hệ đại học chính quy Đại học Mỹ thuật Công nghiệp năm 2018

    1. Đối tượng tuyển sinh:

Căn cứ theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và của Nhà trường như sau:

Yêu cầu đã tốt nghiệp THPT (theo hình thức giáo dục chính quy hoặc giáo dục thường xuyên) hoặc đã tốt nghiệp trung cấp, được gọi chung là tốt nghiệp trung học.

Đáp ứng đủ về mặt sức khỏe để học tập theo quy định hiện hành của bộ Y tế. Đối với người khuyết tật được UBND cấp tỉnh công nhận bị dị dạng, dị tật, suy giảm khả năng tự lực trong sinh hoạt và học tập do hậu quả của chất độc hóa học, là con đẻ của người tham gia hoạt động chiến đấu bị nhiễm chất độc màu da cam, chất hóa học… Hiệu trưởng Nhà trường xem xét, quyết định cho dự tuyển sinh vào các ngành học phù hợp với tình trạng sức khỏe.

    2. Phạm vi tuyển sinh

Tuyển sinh cả nước

    3. Chỉ tiêu tuyển sinh

Tổng chỉ tiêu tuyển sinh năm 2018 là 410 chỉ tiêu

Chỉ tiêu của từng ngành được quy định cụ thể như sau:

Chỉ tiêu các ngành của trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp năm 2018

Chỉ tiêu các ngành của trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp năm 2018

 

Lưu ý: Tổ hợp môn thi bao gồm:

  • H00 (Văn – Năng khiếu 1 – Năng khiếu 2) đối với thí sinh chọn xét điểm môn Văn

  • H07 (Toán – Năng khiếu 1 – Năng khiếu 2) đối với thí sinh chọn xét điểm môn Toán

Nhìn chung, chỉ tiêu tuyển sinh của trường năm 2018 cũng như mặt bằng chung so với các năm khác là khá ít do đặc thù ngành đào tạo hiện nay. Thí sinh muốn nộp hồ sơ dự thi vào trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp phải thực sự có năng khiếu và đam mê với ngành học thì mới có khả năng theo học được tại ngôi trường này.

    4. Phương thức tuyển sinh

    4.1. Xét tuyển dựa vào kỳ thi THPT Quốc gia

Phương thức xét tuyển sẽ dựa trên một trong ba hình thức như sau:

  • Phương thức 1: Sử dụng kết quả kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018 để xét tuyển. Điểm xét tuyển: Tổng điểm 3 môn của tổ hợp đăng ký xét tuyển + điểm ưu tiên (nếu có).

  • Phương thức 2: Theo học bạ THPT

  • Phương thức 3: Tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

    4.2. Xét tuyển kết hợp

  • Xét tuyển kết quả các môn văn hóa (môn 1)

  • Thi tuyển các môn năng khiếu (môn 2&3)

  • Trong đó:

Môn 1: Ngữ văn (hoặc Toán)

Môn 2: Bố cục màu

Môn 3: Hình họa.

Thí sinh sẽ phải đăng ký xét tuyển một trong hai môn văn hóa: môn Ngữ văn hoặc môn Toán: nhà trường sẽ thông qua kết quả học tập để xét điểm trung bình chung 3 năm THPT hoặc điểm trong kỳ thi THPT Quốc gia 2018. Nếu kết quả đạt yêu cầu thì hồ sơ sẽ được chuyển lên bước xét tuyển tiếp theo.

Thí sinh sẽ lựa chọn một trong hai hình thức đăng ký xét tuyển, ghi rõ sự lựa chọn lên hồ sơ để gửi về phía nhà trường.

+ Môn Bố cục màu: Yêu cầu vẽ bằng chất liệu bột màu, bài làm được trình bày trên trên khổ giấy A2 và thời gian làm 120 phút.

+ Môn Hình họa: Yêu cầu vẽ bằng chì đen trên khổ giấy A1 và thời gian thi là 240 phút.

Nhà trường xét tuyển theo ngành, lấy điểm từ cao xuống đến hết chỉ tiêu của các ngành. Thí sinh không trúng tuyển vào ngành đăng ký (nguyện vọng 1) có thể chuyển sang ngành có điểm thấp hơn còn chỉ tiêu (nguyện vọng 2). Trong trường hợp các ngành không tuyển đủ chỉ tiêu, chỉ tiêu sẽ được chuyển sang các ngành còn lại cho đủ tổng chỉ tiêu. Về cơ chế sàng lọc hoàn toàn tương tự như các trường đại học khác trên toàn quốc.

Điểm xét tuyển = Điểm môn 1 + Điểm môn 2 (hệ số 2) + Điểm môn 3 (hệ số 2)

    5. Điều kiện ĐKXT

Căn cứ vào quy định chung về tuyển sinh Đại học mới nhất của Bộ GD&ĐT thì để có thể đăng ký xét tuyển vào các trường Đại học thuộc hệ thống giáo dục quốc dân thì tối thiểu thí sinh sẽ cần phải tốt nghiệp THPT (cấp 3) hoặc tương đương trở lên mới đủ điều kiện nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển. Ngoài ra, tùy từng trường mà sẽ có thêm những yêu cầu riêng về điều kiện xét tuyển để đảm bảo được chất lượng đầu vào ban đầu dành cho từng ngành học đặc thù khác nhau của nhà trường.

  • Điều kiện cần: Để đăng ký Xét tuyển yêu cầu bắt buộc thí sinh phải tốt nghiệp THPT (cấp 3) tương đương với (hệ GDTX, hay bổ túc văn hóa…). Bên cạnh đó thí sinh cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ xét tuyển theo mẫu của trường và nộp hồ sơ đúng hạn theo từng đợt tuyển sinh của nhà trường theo đúng kế hoạch tuyển sinh.

  • Điều kiện đủ: Yêu cầu thí sinh cần đạt trung bình kết quả học tập theo các tổ hợp môn xét tuyển từ 6.0 trở lên ở tổ hợp các môn xét tuyển.

    6. Thủ tục đăng ký

Thí sinh đăng ký dự thi môn năng khiếu:

Thí sinh đăng ký dự thi vào các ngành của Trường ĐH Mỹ thuật Công nghiệp phải đăng ký và đến trường dự thi các môn năng khiếu theo hồ sơ riêng của Trường. Môn năng khiếu sẽ được tổ chức thi sau các môn chính là Toán và Ngữ văn.

Thí sinh phải đăng ký dự thi các môn năng khiếu theo hồ sơ riêng của trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp.

Thí sinh có thể mua và nộp hồ sơ dự thi các môn năng khiếu tại phòng đào tạo của Nhà trường (Phòng C112 - số 360 đường Đê La Thành - Ô  Chợ Dừa - Đống Đa - Hà Nội)

    7. Lịch tuyển sinh

  • Thời gian nộp dự thi các môn năng khiếu:

Từ ngày 26/03/2018 đến 17h00 ngày 31/05/2018

  • Thời gian thi tuyển các môn năng khiếu:

Thứ 7 ngày 7/07/2018:

  • Buổi sáng: Thí sinh tập trung làm thủ tục dự thi tại các điểm thi

  • Buổi chiều: Thí sinh tham gia dự thi môn Bố cục màu. Thời gian làm bài 240 phút (vẽ bằng chất liệu bột màu trên khổ giấy A2 kích thước 42,0 cm x 59,4 cm)

Chủ nhật ngày 8/07/2018:

  • Buổi sáng: Thí sinh tiến hành thi môn Hình họa, thời gian làm bài 240 phút (vẽ bằng chất liệu chì đen trên khổ giấy A1 kích thước 59,4cm x 84,1cm)

    8. Lệ phí tuyển sinh

Lệ phí đăng ký xét tuyển các môn năng khiếu là: 450.000đ/bộ, nộp cùng với hồ sơ đăng ký dự thi.

Đối với trường hợp thí sinh ở xa có thể nộp lệ phí bằng chuyển khoản ngân hàng qua số tài khoản của trường được quy định như sau:

  • Tên tài khoản: Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp

  • Số tài khoản: 1251 0000 755 664

  • Tại: Ngân hàng BIDV - chi nhánh Đông Đô.

    9. Thông tin liên hệ

Nhà trường sẽ tổ chức giải đáp thắc mắc về đăng ký hồ sơ, lựa chọn ngành học tại Hội trường lớn vào ngày Chủ nhật tức ngày 25/03/2018.

Mọi thắc mắc về thông tin về tuyển sinh năm 2018 xin vui lòng liên hệ với phòng đào tạo của nhà trường:

 

VI. Quy mô trường

    1. Lịch sử hình thành

Trường đại học Mỹ thuật Công nghiệp chính thức ra đời năm 1949 (khi đó là trường Quốc gia Mỹ nghệ) đánh dấu một mốc son quan trọng trong sự nghiệp đào tạo Mỹ thuật Công nghiệp nước nhà. Từ một cơ sở đào tạo Mỹ nghệ có quy mô nhỏ bé, đến nay trường đã trở thành một trung tâm đào tạo đại học, sau đại học và phát triển mỹ thuật công nghiệp lớn của Quốc gia. Với số lượng đào tạo không nhiều trường đã tập trung đào tạo ra lực lượng cán bộ chuyên ngành Mỹ thuật chất lượng cao đóng góp vào việc phát triển kiến trúc thượng tầng và điêu khắc nghệ thuật cho nước nhà như ngày nay.

Tính đến nay trường đã đào tạo hàng nghìn họa sĩ chuyên ngành Mỹ thuật ứng dụng, với nhiều khoa, ngành cả truyền thống lâu đời và hiện đại. Trường đại học với hơn 60 năm kinh nghiệm xây dựng, phát triển và là nơi đã đào tạo, cung cấp cho đất nước ta hàng nghìn họa sĩ Mỹ thuật Công nghiệp có tài năng và sáng tạo để phục vụ xã hội.

  • Cơ sở vật chất:

Trên cơ sở thực tế nhà trường luôn tạo điều kiện tốt về cơ sở vật chất để phục vụ hoạt động học tập và ngoại khóa của sinh viên như: diện tích, không gian, ánh sáng, máy chiếu cho phòng học, thư viện có nhiều đầu sách tham khảo chuyên ngành và các lĩnh vực khoa học khác.

Trang bị đầy đủ thiết bị cho các môn tin học thiết kế chuyên ngành và tin học cơ bản.

Có website đăng tải về các thông tin liên quan đến đào tạo chuyên ngành và nghiên cứu khoa học.

Hàng quý xuất bản nội san Mỹ thuật Công nghiệp.

Có ký túc xá 5 tầng phục vụ 200 sinh viên nội trú.

 

Kỷ niệm 65 năm thành lập trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp

Kỷ niệm 65 năm thành lập trường ĐH Mỹ thuật Công nghiệp

Phòng trưng bày Đại học Mỹ thuật Công nghiệp

Phòng trưng bày ĐH Mỹ thuật Công nghiệp

 

Khu giảng đường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp

Khu giảng đường ĐH Mỹ thuật Công nghiệp

    2. Mục tiêu đào tạo, sứ mệnh

  • Mục tiêu đào tạo:

Trường đại học Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội ngày nay đã trở thành cơ sở đào tạo, nghiên cứu khoa học đa ngành về Mỹ thuật và Mỹ thuật ứng dụng nổi tiếng cấp  quốc gia, ngang tầm Đào tạo so với các cơ sở đào tạo đại học cùng ngành có uy tín trong khu vực, với quy mô chương trình đào tạo tiên tiến và có khả năng hợp tác quốc tế.

Theo thông tin mới nhất trong Chiến lược phát triển tiếp tục giai đoạn từ nay đến năm 2020 và đến năm 2030 Nhà trường và toàn thể cán bộ các ngành liên quan đã xác định rõ ràng Sứ mệnh và Tầm nhìn của trường: “phấn đấu trở thành cơ sở đào tạo và nghiên cứu khoa học hàng đầu về lĩnh vực thiết kế Mỹ thuật ứng dụng trong hệ thống giáo dục Việt Nam. Là cơ sở chính cung cấp nguồn nhân lực – Họa sĩ có trình độ đại học, Thạc sĩ và Tiến sĩ chất lượng cao, đáp ứng sự nghiệp Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa đất nước và tiến tới hội nhập quốc tế”. Tầm nhìn của trường: “phấn đấu trở thành một cơ sở đào tạo có uy tín cao, nghiên cứu khoa học đa ngành về Mỹ thuật Cơ sở và Mỹ thuật ứng dụng trong cả nước, sánh ngang tầm với các cơ sở đào tạo đại học cùng ngành có uy tín trong khu vực, hướng tới mục tiêu hợp tác với chương trình đào tạo tiên tiến hợp tác quốc tế”.

  • Sứ mệnh:

Với sứ mệnh phấn đấu trở thành cơ sở đào tạo và nghiên cứu khoa học hàng đầu về lĩnh vực thiết kế Mỹ thuật ứng dụng trong hệ thống giáo dục Việt Nam. Là cơ sở chính cung cấp nguồn nhân lực – Họa sĩ có trình độ đại học, Thạc sĩ và Tiến sĩ chất lượng cao, đáp ứng sự nghiệp Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa đất nước và tiến tới hội nhập quốc tế.

    3. Thành tích

Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp với nền tảng lịch sử từ xưa cho đến nay đã có 65 năm hình thành, xây dựng và phát triển. Từ khi thành lập cho đến nay Nhà trường đã xây dựng và đào tạo tổng cộng là 13 chuyên ngành với 7 mã ngành đã được đăng ký với Bộ Giáo dục và Đào tạo. Các chuyên ngành ngày càng đổi mới và phát triển may mắn nhận được sự quan tâm hơn của xã hội và một số ngành trở thành những ngành hấp dẫn các thí sinh. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn đó, việc mở ngành đào tạo là một việc làm cấp thiết và rất cần thiết để bắt kịp xu hướng đổi mới quốc gia. Đặc biệt việc mở 13  ngành và chuyên ngành đào tạo có những thuận lợi sau: Nâng cao chất lượng đào tạo, Sử dụng, khai thác cơ sở vật chất, nhân lực phục vụ đào tạo hợp lý hơn, Phù hợp với hệ thống quản lý của Bộ giáo dục và Đào tạo.

Công tác quản lý đào tạo ngày nay đã dần đi vào nề nếp. Các đơn vị đã có những chuyển biến tốt trong việc quản lý lao động cùng với đó là ý thức tự giác trong giảng dạy với số giờ dạy theo kế hoạch, định mức. Công tác tuyển sinh tiếp tục được đẩy mạnh và dần khẳng định bản thân với những bước đi đúng hướng và tiếp tục đổi mới, đảm bảo thi tuyển đúng quy chế, nghiêm túc, bảo mật, an toàn.

Nâng cao chất lượng đào tạo bằng cách tiếp tục đổi mới phương pháp giảng dạy của giảng viên và học tập của sinh viên sao cho phù hợp với quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tăng cường các biện pháp kiểm tra, kiểm soát công tác đào tạo nói chung và việc dạy học nói riêng. Thực hiện với phương châm đào tạo “ Học đi đôi với hành”, tìm hiểu kỹ lưỡng thực tiễn từ các cơ sở sản xuất gắn với đào tạo ở trường. Tích cực sáng tác  trong nghệ thuật trao đổi chuyên môn, nghiệp vụ đúng như với cái tên gọi của trường.

Công tác tốt nghiệp cũng được đổi mới liên tục sao cho phù hợp, thực hiện định hướng phương pháp trong việc hỗ trợ sinh viên làm các đề tài làm đồ án tốt nghiệp gắn với nhu cầu của xã hội. Với sự cố gắng phấn đấu không ngừng nghỉ và tinh thần trách nhiệm của cán bộ, giảng viên, nhân viên và sinh viên trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp trong những năm học từ 2008- 2009 đến những năm 2013-2014 vừa qua được khẳng định bằng những số liệu cụ thể sau:

 

STT

Nội dung

2009

2010

2011

2012

2013

2014

1

Quy mô đào tạo

2131

2148

2199

2161

2421

2440

2

Số lượng tốt nghiệp

           

2.1

Các hệ (ĐH,CĐ,LT,VLVH

356

325

274

344

338

279

2.2

Cao học

28

25

32

36

Đang học

Đang học

 Quy mô đào tạo tốt nghiệp trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp (2009 - 2014) 

STT

Họ và tên

Ngày sinh

Giới tính

Năm TS

1

Nguyễn Hương Thảo

15/2/1991

Nữ

2009

2

Nguyễn Xuân Dương

17/2/1992

Nam

2010

3

Ngô Thị Hải Yến

9/1/1992

Nữ

2010

4

Khúc Thanh Như

18/4/1992

Nữ

2010

5

Vũ Thị Thảo

10/12/1993

Nữ

2011

6

Lê Sơn Tùng

5/1/1991

Nam

2011

7

Phan Thị Thu Trang

30/9/1993

Nữ

2012

8

Đặng Thành Duy

10/5/1995

Nam

2013

9

Lê Tú Anh

15/3/1996

Nữ

2014

 Danh sách thủ khoa tốt nghiệp trường đại học Mỹ thuật Công nghiệp

 Hiểu được rõ những băn khoăn của học sinh trong việc chọn trường cũng như chọn ngành học, chúng tôi hy vọng rằng các thông tin trên đây sẽ đáp ứng được phần nào những thắc mắc về ngôi trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội và giúp các em đưa ra được quyết định đúng đắn nhất cho bản thân trên chặng đường tiếp theo của thời học sinh!