Thông tin chung
Giới thiệu: Đại học Mỹ thuật Việt Nam - một ngôi trường nổi tiếng tại phía Bắc nước ta chuyên ngành Mỹ thuật. Hàng nghìn thế hệ sinh viên đã được đào tạo ra từ cái nôi này đều là những người cán bộ ưu tú, có phẩm chất và trình độ cao trong nghề đang ngày đêm cống hiế
Mã trường: MTH
Địa chỉ: 42 Yết Kiêu, phường Cửa Nam, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội
Số điện thoại: (844) 38226418
Ngày thành lập: 1925
Trực thuộc: Công lập
Loại hình: Bộ giáo dục và đào tạo
Quy mô:
BẠN SỞ HỮU DOANH NGHIỆP NÀY?
Đại học Mỹ thuật Việt Nam - Vietnam U... đã đăng Tin tuyển sinh 4 năm trước

KHÁM PHÁ ĐẠI HỌC MỸ THUẬT VIỆT NAM

Đại học Mỹ thuật Việt Nam - một ngôi trường nổi tiếng tại phía Bắc nước ta chuyên ngành Mỹ thuật. Hàng nghìn thế hệ sinh viên đã được đào tạo ra từ cái nôi này đều là những người cán bộ ưu tú, có phẩm chất và trình độ cao trong nghề đang ngày đêm cống hiến cho sự nghiệp phát triển Mỹ thuật nước nhà.

Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam

Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam


I. Giới thiệu trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam

Tên đầy đủ: TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỸ THUẬT VIỆT NAM

Tên tiếng Anh: Vietnam University of Fine Art

Mã trường: MTH

Địa chỉ: 42 Yết Kiêu, phường Cửa Nam, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội

Điện thoại: (844) 39426972, 38263861, 38220879

Fax: (844) 38226418

Email: [email protected]

Fanpage: https://www.facebook.com/mythuatcongnghiep.edu.vn

Cổng thông tin trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam: www.mythuatvietnam.edu.vn

 

Bản đồ đại học Mỹ thuật Việt Nam

Bản đồ đại học Mỹ thuật Việt Nam

 

Logo Đại học Mỹ thuật Việt Nam

Logo Đại học Mỹ thuật Việt Nam

 

II. Điểm chuẩn Đại học Mỹ thuật Việt Nam

    1. Điểm chuẩn năm 2016

Điểm chuẩn ĐH Mỹ thuật Việt Nam năm 2016

Điểm chuẩn ĐH Mỹ thuật Việt Nam 2016

Điểm chuẩn đại học Mỹ thuật Việt Nam năm 2016

Điểm chuẩn đại học Mỹ thuật Việt Nam 2016

Điểm chuẩn đại học Mỹ thuật Việt Nam 2016

Ghi chú: Số bị trừ là số thí sinh đỗ hai ngành nhưng lựa chọn 1 là ngành Hội họa hoặc Đồ họa.  Trong đó ước tính số thí sinh được tuyển qua kỳ thi tuyển sinh (căn cứ điểm trúng tuyển): 148. Vì vậy, đã lấy đủ chỉ tiêu tuyển sinh nên nhà trường không nhận thêm bất cứ đơn xin chuyển nguyện vọng sang ngành Lý luận, lịch sử và phê bình mỹ thuật.

Nhìn chung, mức điểm chuẩn đại học Mỹ thuật Việt Nam 2016 dao động từ 21,5 đến 27 điểm (theo hệ số 30). Trong đó, ngành Điêu khắc lấy mức điểm cao nhất so với các ngành còn lại.

    2. Điểm chuẩn năm 2017

Điểm chuẩn Đại học Mỹ thuật Việt Nam 2017

Điểm chuẩn Đại học Mỹ thuật Việt Nam 2017

       Đối với các thí sinh tham gia kỳ thi tuyển sinh đại học năm 2017 khi xem xét điểm chuẩn thì cần tìm hiểu và tra cứu kĩ từ mã ngành, tên ngành cùng với tổ hợp môn thi thích hợp nhất đối với nhu cầu ứng tuyển và dự thi của mình. Tuy vậy mỗi năm điểm chuẩn sẽ có những sự thay đổi nhất định, vì vậy năm 2017 chắc chắn điểm sẽ khác nhiều so với những năm trước. Có thể thấy điểm chuẩn năm 2017 giảm mạnh so với các năm vừa qua

    3. Điểm chuẩn năm 2018

Điểm chuẩn Đại học Mỹ thuật Việt Nam 2018

Điểm chuẩn Đại học Mỹ thuật Việt Nam 2018

Điểm chuẩn năm 2018 có sự tăng lên rõ rệt so với các ngành khác. mức điểm cao nhất là 31,75 thuộc ngành Lý luận, lịch sử, phê bình mỹ thuật và nhìn chung mức điểm có phần điều chỉnh tăng lên so với hai năm học vừa qua . Chính vì vậy, các thí sinh nên có có sự cân nhắc kỹ lưỡng trước khi nộp đơn xét tuyển.

 

III. Các ngành đào tạo trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam

Gồm có 6 ngành đào tạo như sau:

    1. Ngành Hội họa

 

Ngành Hội Họa

Ngành Hội Họa

Về kiến thức:

  • Yêu cầu phải có những kiến thức khoa học cơ bản về mỹ thuật, kiến thức chuyên sâu về Mỹ thuật Hội họa, Hệ thống lý luận về thực hành mỹ thuật

  • Có khả năng nghiên cứu, sáng tác tác phẩm hội họa, nghệ thuật tạo hình và nghệ thuật thị giác.

  • Có tri thức và khả năng sử dụng các chất liệu sáng tác khác nhau được sử dụng trong nghệ thuật tạo hình truyền thống và hiện đại.

  • Có khả năng sử dụng công nghệ thông tin trong học tập.

  • Bước đầu có khả năng giao tiếp bằng ngoại ngữ cơ bản và nghiên cứu tài liệu tham khảo chuyên ngành bằng ngoại ngữ.

Về kỹ năng:

  • Kỹ năng cứng: thành thạo sử dụng  nhuần nhuyễn các kỹ thuật chất liệu của nghệ thuật Hội họa (sơn dầu, sơn mài, lụa…), có khả năng sáng tác theo các thể loại và chất liệu khác nhau, các phương pháp sáng tác của nghệ thuật Hội họa, có khả năng thực hành nghiên cứu khoa học chuyên ngành thực tế, có khả năng tiếp cận năng động và sáng tạo đối với các vấn đề nghệ thuật tạo hình đương đại ở trong và ngoài nước, có kỹ năng tổ chức hoạt động mỹ thuật trong cộng đồng người tham gia.

  • Kỹ năng mềm: có khả năng quản lý trong mỹ thuật, có khả năng làm việc nhóm khi tham gia hoạt động mỹ thuật cộng đồng, có khả năng phổ biến, quảng bá, giáo dục mỹ thuật đến với công chúng, có kỹ năng ứng dụng khoa học công nghệ thông tin trong hoạt động sáng tạo mỹ thuật.

Về thái độ học tập:

  • Có đạo đức nghề nghiệp, có thái độ ham học hỏi, nâng cao trình độ tay nghề,

  • Có ý thức hợp tác đồng nghiệp để cùng phát triển.

  • Có khả năng cập nhật thông tin và sáng tạo trong công việc.

Vị trí làm việc của người học sau khi tốt nghiệp:

  • Họa sĩ sáng tác độc lập, nghiên cứu mỹ thuật.

  • Hoạt động chuyên môn tại các cơ quan và tổ chức liên quan.

  • Nghiên cứu tại các viện, trung tâm nghiên cứu khoa học liên quan đến mỹ thuật.

  • Họa sĩ phụ trách xuất bản, tạp chí, báo…

  • Giảng viên giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên ngành trong và ngoài nước.

Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường:

  • Có đủ trình độ và khả năng chuyển đổi sang học các ngành liên quan như: Điêu khắc, Sư phạm mỹ thuật, Lý luận, lịch sử và phê bình mỹ thuật, Đồ họa, Thiết kế đồ họa và các chuyên ngành của ngành Mỹ thuật ứng dụng.

  • Học phát triển lên trình độ thạc sĩ, trình độ tiến sĩ.

    2. Ngành Đồ họa

 

Ngành Đồ họa

Ngành Đồ họa

Về kiến thức

  • Nắm chắc kiến thức cơ bản về mỹ thuật và chuyên sâu về Đồ họa tạo hình.

  • Có kiến thức lý luận và thực hành thực tế.

  • Có trình độ trong công tác nghiên cứu.

  • Có Khả năng kết hợp các chất liệu trong sáng tác nghệ thuật.

  • Có khả năng độc lập trong nghiên cứu, trải nghiệm các hình thức nghệ thuật, các kỹ thuật mới để sáng tạo hơn trong thể hiện tác phẩm.

  • Bước đầu có khả năng giao tiếp và nghiên cứu tài liệu tham khảo chuyên ngành bằng ngoại ngữ.

Về kỹ năng:

  • Kỹ năng cứng: có kỹ năng sử dụng các kỹ thuật chất liệu của nghệ thuật Đồ họa, có kỹ năng sử dụng các chế phẩm in và sáng tạo trong nghệ thuật khắc gỗ, nghệ thuật in phẳng hay nghệ thuật tranh in xuyên. Có kỹ năng chuyên sâu về kỹ thuật in tác phẩm đồ họa tạo hình, có kỹ năng tổ chức các hoạt động mỹ thuật trong cộng đồng, có khả năng tham gia quản lý chung các hoạt động về mỹ thuật.

  • Kỹ năng mềm: có kỹ năng trao đổi về kiến thức cùng hợp tác theo nhóm trong các hoạt động chung về mỹ thuật, có khả năng phổ biến bao quát các thông tin về mỹ thuật tới công chúng, có khả năng áp dụng khoa học tiên tiến trong sáng tạo mỹ thuật.

Về thái độ:

  • Đạo đức nghề nghiệp được đặt lên hàng đầu, có ý thức nhiệm vụ trong tổ chức hoạt động cũng như chấp hành nội quy.

  • Có thái độ cầu thị và nâng cao học hỏi và trình độ nghề nghiệp.

  • Có ý thức hợp tác và giúp đỡ đồng nghiệp khác trong cùng ngành.

  • Tích cực cập nhật kiến thức mới trong công việc.

Vị trí làm việc của người học sau khi tốt nghiệp:

  • Họa sĩ sáng tác độc lập, nghiên cứu mỹ thuật.

  • Hoạt động chuyên môn tại các cơ quan và tổ chức liên quan.

  • Nghiên cứu tại các viện, trung tâm nghiên cứu khoa học liên quan đến mỹ thuật.

  • Họa sĩ phụ trách xuất bản, tạp chí, báo…

  • Giảng viên giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên ngành trong và ngoài nước.

Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường:

  • Có đủ trình độ và khả năng chuyển đổi sang học các ngành liên quan như: Điêu khắc, Sư phạm mỹ thuật, Lý luận, lịch sử và phê bình mỹ thuật, Đồ họa, Thiết kế đồ họa và các chuyên ngành của ngành Mỹ thuật ứng dụng.

  • Học phát triển lên trình độ thạc sĩ, trình độ tiến sĩ.

    3. Ngành Thiết kế đồ họa


 

Ngành Thiết kế đồ họa

Ngành Thiết kế đồ họa

Về kiến thức:

  • Nắm chắc về khoa học cơ bản về mỹ thuật và các ngành liên quan đến thiết kế đồ họa.

  • có trình độ và khả năng trong thực hiện nghiên cứu khoa học và quản lý các lĩnh vực liên quan đến đồ họa.

  • nắm vững các phương pháp học và sáng tác các sản phẩm công thương nghiệp.

  • có khả năng thiết kế và sáng tạo các sản phẩm về đồ họa.

  • Có kiến thức chuyên ngành tin học trong thiết kế đồ họa và thành thạo các phần mềm.

  • Bước đầu có khả năng giao tiếp và nghiên cứu tài liệu tham khảo chuyên ngành bằng ngoại ngữ.

Về kỹ năng:

  • Kỹ năng cứng: có khả năng thiết kế sáng các tờ quảng cáo và các áp phích, tờ rơi, giao diện sản phẩm,..., có khả năng phân tích và triển khai trong thiết kế khoa học và đưa ra các giải pháp nhằm tối ưu các sản phẩm thiết kế sao cho mang tính chất thẩm mỹ cao, có kỹ năng thực hành sáng tác các tác phẩm Đồ họa tạo hình như tranh in kẽm, in đồng, in kim loại, tranh khắc gỗ, tranh khắc thạch cao, tranh khắc cao su, tranh in đá, tranh in độc bản, tranh in lưới, có kỹ năng vẽ, thiết kế và sử dụng thành thạo các phương tiện, thiết bị công nghệ cao và phần mềm đồ họa học tập phục vụ thiết kế đồ họa.

  • Kỹ năng mềm: có kỹ năng trao đổi về kiến thức cùng hợp tác theo nhóm trong các hoạt động chung về mỹ thuật, có khả năng phổ biến bao quát các thông tin về mỹ thuật tới công chúng, có khả năng áp dụng khoa học tiên tiến trong sáng tạo mỹ thuật.

Về thái độ học tập:

  • Có đạo đức nghề nghiệp, có thái độ ham học hỏi, nâng cao trình độ tay nghề,

  • Có ý thức hợp tác đồng nghiệp để cùng phát triển.

  • Có khả năng cập nhật thông tin và sáng tạo trong công việc.

Vị trí làm việc của người học sau khi tốt nghiệp:

  • Họa sĩ sáng tác độc lập, nghiên cứu mỹ thuật.

  • Hoạt động chuyên môn tại các cơ quan và tổ chức liên quan.

  • Nghiên cứu tại các viện, trung tâm nghiên cứu khoa học liên quan đến mỹ thuật.

  • Họa sĩ phụ trách xuất bản, tạp chí, báo…

  • Giảng viên giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên ngành trong và ngoài nước.

    4. Ngành Điêu khắc

 

Ngành Điêu khắc

Ngành Điêu khắc

Về kiến thức:

  • Có kiến thức khoa học cơ bản về nghệ thuật tạo hình, nghệ thuật thị giác, kiến thức chuyên sâu về nghệ thuật Điêu khắc.

  • Đáp ứng hệ thống kiến thức cần thiết về lý luận mỹ thuật.

  • Tăng trình độ trong nghiên cứu mỹ thuật và sáng tác các sản phẩm điêu khắc có tính nghệ thuật cao.

  • Có kiến thức và khả năng sử dụng kết hợp các loại kỹ thuật chất liệu trong sáng tác nghệ thuật tạo hình truyền thống và đương đại.

  • Tăng khả năng sử dụng công nghệ thông tin và phần mềm hỗ trợ trong học tập.

  • Bước đầu làm quen với giao tiếp và nghiên cứu tài liệu tham khảo chuyên ngành bằng ngoại ngữ.

Về kỹ năng:

  • Kỹ năng cứng: Sử dụng thành thạo các chất liệu nghệ thuật điêu khắc, có kỹ năng sáng tác nghệ thuật trên nhiều chất liệu khác nhau, có khả năng sáng tác các sản phẩm nghệ thuật như tượng đài và một số các công trình công cộng, sử dụng thành thạo các máy móc trong ngành và có thể tham gia hoạt động nghiên cứu khoa học.

  • Kỹ năng mềm: Đóng góp trong hoạt động tổ chức và quản lý, thực hiện các công trình kiến trúc phù điêu hoành tráng, kỹ năng quản lý hoạt động mỹ thuật và hoạt động cộng đồng.

 Về thái độ:

  • Đạo đức nghề nghiệp được đặt lên hàng đầu, có ý thức nhiệm vụ trong tổ chức hoạt động cũng như chấp hành nội quy.

  • Có thái độ cầu thị và nâng cao học hỏi và trình độ nghề nghiệp.

  • Có ý thức hợp tác và giúp đỡ đồng nghiệp khác trong cùng ngành.

  • Tích cực cập nhật kiến thức mới trong công việc.

Vị trí làm việc của người học sau khi tốt nghiệp:

  • Họa sĩ sáng tác độc lập, nghiên cứu mỹ thuật.

  • Hoạt động chuyên môn tại các cơ quan và tổ chức liên quan.

  • Nghiên cứu tại các viện, trung tâm nghiên cứu khoa học liên quan đến mỹ thuật.

  • Họa sĩ phụ trách xuất bản, tạp chí, báo…

  • Giảng viên giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên ngành trong và ngoài nước.

Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường:

  • Có đủ trình độ và khả năng chuyển đổi sang học các ngành liên quan như: Điêu khắc, Sư phạm mỹ thuật, Lý luận, lịch sử và phê bình mỹ thuật, Đồ họa, Thiết kế đồ họa và các chuyên ngành của ngành Mỹ thuật ứng dụng.

  • Học phát triển lên trình độ thạc sĩ, trình độ tiến sĩ.

    5. Ngành Lý luận Lịch sử và Phê bình mỹ thuật

 

Ngành Lý luận, Lịch sử và Phê bình lý luận

Ngành Lý luận, Lịch sử và Phê bình lý luận

  • Cung cấp các kiến thức chung về nguồn gốc và các giai đoạn lịch sử hình thành của nền tảng mỹ thuật Việt Nam. Trực tiếp tham gia vào các hoạt động sáng tạo và phê bình nghệ thuật. Sinh viên ngành này đòi hỏi phải nắm chắc được khối kiến thức về mỹ thuật trong và ngoài nước.

    6. Ngành Sư phạm Mỹ thuật

 

Ngành Sư phạm Mỹ thuật

Ngành Sư phạm Mỹ thuật

  • Được đào tạo bài bản về các kiến thức đại cương về mỹ thuật và đồ họa. có khả năng soạn giáo trình và bài giảng để có khả năng tham gia đứng lớp, bên cạnh đó có khả năng trong truyền đạt kiến thức và tăng khả năng giao tiếp cung như tương tác với các đối tượng bên ngoài.


IV. Học phí trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam  năm 2018-2019

    1. Mức học phí

  • Mức thu học phí: 870.000đ/tháng tương đương với 4.350.000đ/kỳ học

  • Mức thu phí vệ sinh: 350.000đ/kỳ học

    2. Hình thức nộp

  • Lịch thu:

  • Từ ngày 01 đến ngày 10 hàng tháng

  • Bắt đầu nộp vào ngày 1/9/2017

  • Tiền vệ sinh thu từ 1/9/2017 đến 10/9/2017

  • Địa điểm nộp: Phòng Tài Vụ

  • Lịch thu được áp dụng với sinh viên đóng theo tháng hoặc theo học kỳ.

  • Sinh viên không hoàn thành thủ tục đóng học phí cho học kỳ đó trong thời gian quy định thì nhà trường sẽ không công nhận kết quả học tập của sinh viên đó trong cả kỳ học và đánh giá không tốt vào hạnh kiểm.

  • Quá thời hạn đóng nhà trường sẽ ngừng thu và sinh viên buộc phải hoàn thành và tháng tiếp theo.

  • Nếu lũy kế 2 tháng liên tiếp sinh viên không hoàn thành thủ tục nộp học phí thì sẽ nhận hình thức kỷ luật nghiêm khắc của nhà trường.

 

V. Tuyển sinh Đại học Mỹ thuật Việt Nam năm 2019

    1. Đối tượng tuyển sinh

Thí sinh đăng ký đăng kí vào trường là các thí sinh có năng khiếu mỹ thuật và đáp ứng đầy đủ các yêu cầu nộp đơn xét tuyển của Bộ giáo dục và Đào tạo đã quy định như sau:

Yêu cầu đã tốt nghiệp THPT (theo hình thức giáo dục chính quy hoặc giáo dục thường xuyên) hoặc đã tốt nghiệp trung cấp, được gọi chung là tốt nghiệp trung học.

Đáp ứng đủ về mặt sức khỏe để học tập theo quy định hiện hành của bộ Y tế. Đối với người khuyết tật được UBND cấp tỉnh công nhận bị dị dạng, dị tật, suy giảm khả năng tự lực trong sinh hoạt và học tập do hậu quả của chất độc hóa học, là con đẻ của người tham gia hoạt động chiến đấu bị nhiễm chất độc màu da cam, chất hóa học… Hiệu trưởng Nhà trường xem xét, quyết định cho dự tuyển sinh vào các ngành học phù hợp với tình trạng sức khỏe.

    2. Phạm vi tuyển sinh

Tuyển sinh cả nước

    3. Các ngành tuyển sinh

Các ngành đào tạo của trường bao gồm:

  • Ngành Hội họa: chuyên ngành tranh lụa, tranh sơn dầu, tranh sơn mài

  • Ngành Đồ họa

  • Ngành Điêu khắc: chuyên ngành điêu khắc tạo hình và điêu khắc ứng dụng

  • Ngành Lý luận, Lịch sử và Phê bình mỹ thuật

  • Ngành Thiết kế đồ họa

  • Ngành Sư phạm mỹ thuật.

Cụ thể:

  • Mã trường: MTH

  • Mã các ngành tuyển sinh:

Các ngành đào tạo

Các ngành đào tạo

    4. Chỉ tiêu tuyển sinh

Căn cứ vào tình hình thực tế về giáo dục nước ta hiện nay mà nhà trường đã đề ra số  lượng chỉ tiêu cũng như phương pháp tuyển sinh hợp lý cho từng ngành như sau:

Chỉ tiêu các ngành của trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam

Chỉ tiêu các ngành của trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam

    5. Điều kiện ĐKXT

  • Thí sinh phải tốt nghiệp phổ thông trung học và có năng khiếu về nghệ thuật

  • Điểm trung bình môn Ngữ văn của 3 năm trung học phải trên 5

  • Riêng thí sinh nộp hồ sơ xét tuyển vào ngành Sư phạm mỹ thuật yêu cầu phải có hạnh kiểm lớp 12 từ khá trở lên.

    6. Thủ tục hồ sơ ĐKXT

Hình thức nhận hồ sơ đăng ký dự thi:

  • Hồ sơ gồm:

  • Phiếu đăng ký dự thi (ĐKDT) đại học chính quy năm 2019 (download tại Trang thông tin điện từ của Trường).

  • Giấy chứng nhận ưu tiên

  • 3 ảnh chân dung mới cỡ 3x4.

  • 2 phong bì dán sẵn tem, ghi địa chỉ nơi nhận

  • 01 bản sao Học bạ Trung học phổ thông có công chứng (đối với các thí sinh tốt nghiệp năm 2018 trở về trước)

Thời gian , địa điểm và phương thức nhận hồ sơ:

  • Thời gian: Từ ngày 01 - 4 - 2019 đến hết ngày 7 - 8 - 2019

  • Địa điểm : Phòng Đào tạo, Quản lý khoa học và Hợp tác quốc tế, Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam số 42, phố Yết Kiêu, phường Cửa Nam, quận Hoàn Kiếm thành phố Hà Nội.

  • Phương thức:

  • Nộp trực tiếp tại Phòng Đào tạo, Quản lý khoa học và Hợp tác quốc Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam phát nhanh qua bưu điện về Phòng Đào tạo, Quản lý khoa học và Hợp tác quốc tế, Trường Đại học Kỹ thuật Việt Nam số 42, phố Yết Kiêu, phường Cửa Nam, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.

  • Không nộp qua Trường Trung học phổ thông hoặc Sở Giáo dục và Đào tạo.

    7. Các môn thi tuyển

  • Các môn năng khiếu của từng ngành đào tạo:

Các môn năng khiếu đào tạo

Các môn năng khiếu đào tạo

    8. Môn xét tuyển

Các quy định chung: Môn Ngữ văn được lựa chọn là môn xét tuyển

  • Căn cứ điểm xét tuyển môn Ngữ văn, kết quả thi các môn năng khiếu của thí sinh, chỉ tiêu tuyển sinh đã xác định và chính sách ưu tiên trong tuyển sinh, Nhà trường xây dựng biên bản điểm trúng tuyển đối với từng ngành thi.

  • Đối với thí sinh thuộc diện chính sách được hưởng ưu tiên theo đối tượng hay khu vực, mức chênh lệch điểm được thực hiện theo quy định của Quy chế tuyển sinh đại học hệ chính quy, tuyển sinh cao đẳng nhóm ngành đào giáo viên hệ chính quy của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Quy định cụ thể về việc xét tuyển môn Ngữ văn

  • Dựa trên điểm trung bình chung 03 năm học Trung học phổ thông.

  • Điểm trung bình chung môn Ngữ văn đạt 5.0 trở lên.

Quy định cụ thể về việc xét Điểm trúng tuyển

  • Trọng số của các điểm thi tuyển và xét tuyển:

  • Môn Hình họa, Tượng tròn ( thi tuyển ): hệ số 2

  • Môn Bố cục, Trang trí, Phù điêu ( thi tuyển ) hệ số 1

  • Môn Ngữ văn ( xét tuyển ): hệ số 1

  • Điểm tuyển sinh là điểm tổng của 2 môn năng khiếu và môn Ngữ văn. Cụ thể điểm tuyển sinh của các ngành được tính như sau:

  • Ngành Hội họa Hình họa ( hs2 ), Bố cục ( hs1 ), Ngữ văn ( hs1 )

  • Ngành Đồ họa: Hình họa ( hs2 ), Bố cục ( hs1 ), Ngữ văn ( hs1 )

  • Ngành Thiết kế đồ họa: Hình họa ( hs2). Trang trí ( hs1 ), Ngữ văn ( s1 )

  • Ngành Điêu khắc: Tượng tròn ( hs2 ), Phủ điều ( hs1 ), Ngữ văn ( s1 )

  • Ngành Sư phạm mỹ thuật: Hình họa ( hs2 ), Bố cục ( hs1) Ngữ văn ( hs1 )

  • Ngành Lý luận, Lịch sử và Phê bình Mỹ thuật: Hình họa ( hs2 ), Bố cục ( hs1) Ngữ văn ( hs1 )

    9. Lịch thi tuyển sinh

Thời gian thi của trường Đại học mỹ thuật Việt Nam được quy định cụ thể trong công văn dự kiến bắt đầu từ ngày 3/7/2019 đến ngày 6/7/2019 như sau:


Lịch thi các môn năm 2019

Lịch thi các môn năm 2019

 

Lịch thi trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam 2019

Lịch thi các môn năng khiếu của trường Đại học mỹ thuật Việt Nam

Lịch thi các môn năng khiếu của trường Đại học mỹ thuật Việt Nam

    10. Địa điểm thi

Nhà trường tổ chức thi tuyển tại trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam số 42 Yết Kiêu, phường Cửa Nam, Quận Hoàn Kiếm , Hà Nội.

    11. Xét tuyển bổ sung

Trong trường hợp ngành Lý luận, Lịch sử và Phê bình mỹ thuật mà vẫn còn chỉ tiêu, nhà trường sẽ xét tuyển nguyện vọng đối với thí sinh dự thi vào ngành Hội họa, Đồ họa, Sư phạm mỹ thuật trong kỳ thi tuyển sinh đại học hệ chính quy 2019 tại trường. Thí sinh nộp đơn tới phòng Đào tạo, Quản lý khoa  học và Hợp tác quốc tế trong vòng 5 ngày kể từ ngày công bố điểm trúng tuyển.

    12. Công bố kết quả

Khi có kết quả thi tuyển sinh, Nhà trường sẽ công bố công khai tại trường và trên website của trường www.mythuatvietnam.edu.vn với các nội dung sau:

  • Kết quả điểm thi tuyển sinh của các thí sinh

  • Điểm chuẩn xét chọn thí sinh trúng tuyển

  • Danh sách thí sinh trúng tuyển vào các ngành đào tạo

  • Nhà trường sẽ gửi ngay giấy báo nhập học đến từng thí sinh trúng tuyển.

    13. Thông tin liên hệ

Mọi chi tiết xin liên hệ với phòng Đào tạo, Quản lý khoa học và Hợp tác Quốc tế, Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam, số 42 Yết Kiêu

Điện thoại 024.38.76386

Email: [email protected]

 

VI. Quy mô trường

    1. Lịch sử hình thành

Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam, tiền thân là Trường Mỹ thuật Đông Dương với lịch sử được thành lập vào năm 1925. Từ khi thành lập cho đến nay nhà trường đã liên tục phải đổi tên như sau: Trường Mỹ thuật Đông Dương, Trường Mỹ thuật Việt Nam, Trường Cao đẳng Mỹ thuật Việt Nam, Trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội và cái tên như hiện nay là Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam. Trong suốt quá trình hoạt động và phát triển Trường luôn phấn đấu giữ một vị trí quan trọng trong đời sống nghệ thuật của Việt Nam, cùng với đó khẳng định vai trò là trung tâm đào tạo mỹ thuật uy tín và hàng đầu không chỉ trong nước mà còn ngoài nước.

    2. Mục tiêu đào tạo, sứ mệnh

  • Mục tiêu:

Xây dựng Trường là phát triển theo mô hình đại học tiên tiến và phát triển trên cả ba lĩnh vực đào tạo chính, nghiên cứu khoa học và sáng tác nghệ thuật nước nhà. Không ngừng tiếp tục khẳng định uy tín và vị thế của trường đầu ngành về đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực mỹ thuật theo định hướng đa ngành, đa hệ. Phấn đấu đến năm 2020 Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam sẽ trở thành trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học và sáng tác hiện đại về nghệ thuật có uy tín bậc nhất trong khu vực và Châu Á…

Chiến lược đào tạo các chuyên ngành mỹ thuật chuyên nghiệp. Nhằm đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực mỹ thuật, phục vụ đất nước.

  • Sứ mệnh:

Tạo lập môi trường học tập, nghiên cứu và sáng tác mỹ thuật chuyên nghiệp, phát huy tốt nhất tiềm năng sáng tạo của người học. Trở thành trung tâm đào tạo nguồn nhân lực có uy tín, đạt chuẩn quốc gia, ngang tầm khu vực và quốc tế trong lĩnh vực mỹ thuật Essay editing and Proofreading.

    3. Thành tích

Ngày 6/10/2018, Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam đã tham gia Hội nghị Tổng kết công tác đào tạo văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao và du lịch giai đoạn 2012 – 2017 và triển khai nhiệm vụ năm học 2018 – 2019 tại TP. Đà Lạt. Trường vinh dự nhận được bằng khen của trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Hội nghị tổng kết công tác đào tạo văn hóa nghệ thuật, thể thao và du lịch

Hội nghị tổng kết công tác đào tạo văn hóa nghệ thuật, thể thao và du lịch

    4. Cơ sở vật chất

Trường được xây dựng nằm giữa khu phố và dân cư đông đúc của thành phố, có diện tích khá nhỏ và từ một phần diện tích của trường Cao đẳng ngày xưa đã bị cắt bớt để xây dựng trụ sở của một cơ quan Bộ công An nằm kế bên. Hiện nay trường có 5 khối nhà chính, với khoảng tầm 20 phòng học, một nhà bảo tàng triển lãm nghệ thuật, một nhà Triển lãm, 2 xưởng sơn mài, 1 xưởng đồ họa, 2 phòng máy tính với khoảng 50 máy và một thư viện phục vụ cho học tập.

Trường có một ký túc xá nhỏ nằm ngay trong khuôn viên với khoảng gần 30 phòng. Phòng dành cho sinh viên trong nước thì nhỏ, kê được 3 giường đôi, có nhà vệ sinh riêng và có bình nước nóng. Phòng dành cho sinh viên nước ngoài thì khá rộng, đẹp và thuận tiện hơn, với trang thiết bị nội thất giống một phòng khách sạn nhỏ.

Khu giảng đường của trường

Khu giảng đường của trường

 

Môi trường học tập chuyên nghiệp năng động

Môi trường học tập chuyên nghiệp năng động

 

Phòng khoa Điêu khắc của trường

Phòng khoa Điêu khắc của trường

 Trên đây là toàn bộ những thông tin hữu ích về điểm chuẩn và phương thức tuyển sinh được áp dụng trong năm học 2019 của trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam. Thí sinh hoàn toàn có thể dựa vào đó để nắm bắt được những thông tin cần thiết nhất để định hướng cho bản thân về nguyện vọng xét tuyển trong năm nay!