Thông tin chung
Giới thiệu: Học viện Quản lý Giáo dục có chức năng chính là đào tạo nguồn nhân lực quản lý giáo dục phục vụ nghiên cứu và phát triển khoa học quản lý giáo dục, mở rộng ứng dụng khoa học quản lý giáo dục, tham mưu và tư vấn cho các cơ quan Quản lý Giáo dục nhằm đáp ứn
Mã trường: HVQ
Địa chỉ: Số 31 phố Phan Đình Giót, phường Phương Liệt, quận Thanh Xuân, Hà Nội.
Số điện thoại: +84 (0)4 3864 3352
Ngày thành lập: Ngày 3 tháng 4 năm 2006
Trực thuộc: Công lập
Loại hình: Bộ giáo dục và đào tạo
Quy mô:
BẠN SỞ HỮU DOANH NGHIỆP NÀY?
Học viện Quản lý giáo dục - National ... đã đăng Tin tuyển sinh 5 năm trước

TUYỂN SINH 2019 HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Học viện Quản lý Giáo dục có chức năng chính là đào tạo nguồn nhân lực quản lý giáo dục phục vụ nghiên cứu và phát triển khoa học quản lý giáo dục, mở rộng ứng dụng khoa học quản lý giáo dục, tham mưu và tư vấn cho các cơ quan Quản lý Giáo dục nhằm đáp ứng những yêu cầu của chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo của đất nước.

HV quản lý giáo dục

HV quản lý giáo dục

I. Giới thiệu trường Học viện quản lý giáo dục

Tên đầy đủ: HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Tên tiếng Anh: National Institute of Education Management

Mã trường: HVQ

Địa chỉ: 31 Phan Đình Giót - Thanh Xuân - Hà Nội

Điện thoại: 04-38643352

Fax:  04-38641802

Email: [email protected]   

Fanpage: https://www.facebook.com/naem.edu.vn/  

Cổng thông tin HV quản lý giáo dục: http://www.naem.edu.vn/

Bản đồ HV quản lý giáo dục

Bản đồ HV quản lý giáo dục

Logo Học viện Quản lý giáo dục

Logo Học viện Quản lý giáo dục

 

II. Điểm chuẩn Học viện quản lý giáo dục

    1. Điểm chuẩn năm 2018

 

TT

Ngành

Mã ngành

Tổ hợp xét tuyển

Điểm trúng tuyển

1

Giáo dục học

7140101

A00; B00; C00; D01

17.0

2

Quản lý giáo dục

7140114

A00; A01; C00; D01

17.0

3

Tâm lý học giáo dục

7310403

A00; B00; C00; D01

16.0

4

Kinh tế giáo dục

7149001

A00; A01; D01; D10

16.0

5

Công nghệ thông tin

7480201

A00; A01; A02; D01

16.0

Điểm chuẩn Học viện quản lý giáo dục 2018

Nhìn chung, mức điểm chuẩn Học viện quản lý giáo dục 2018 dao động không nhiều từ 16 đến 17 điểm (theo hệ 30). Trong đó, nhóm ngành giáo dục học và quản lý giáo dục là ngành đi đầu với mức điểm cao nhất là  17 và ngành lấy điểm thấp nhất là nhóm ngành tâm lý giáo dục, công nghệ thông tin và kinh tế giáo dục với số điểm là 16 điểm. So với mặt bằng chung của các trường trong ngành thì mức điểm chuẩn này khá thấp.

    2. Điểm chuẩn năm 2017

Điểm chuẩn Học viện quản lý giáo dục 2017

Điểm chuẩn Học viện quản lý giáo dục 2017

HV quản lý giáo dục công bố điểm chuẩn như trên. Có thể thấy điểm chuẩn Học viện quản lý giáo dục 2017 cao hơn hẳn so với năm 2018. Điểm chuẩn cao nhất là ngành Quản lý giáo dục - ngành đào tạo chính của trường với 20,5 điểm và mức điểm thấp nhất dành cho ngành Công nghệ thông tin và Kinh tế giáo dục với 15,5 điểm.

    3. Điểm chuẩn năm 2016

STT

Ngành

Mã ngành

Tổ hợp môn thi xét tuyển

Điểm trúng tuyển

1

Công nghệ thông tin

D480201

– Toán, Vật lý, Hóa học (A00)

– Toán, Vật lý, Tiếng Anh (A01)

– Toán, Vật lý, Sinh học (A02)

– Toán, Vật lý, Địa lý (A04)

15

 

2

Kinh tế giáo dục

D310199

– Toán, Vật lý, Hóa học (A00)

– Toán, Vật lý, Tiếng Anh (A01)

– Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh (D01)

– Toán, Địa lý, Tiếng Anh (D10)

15

3

Giáo dục học

D140101

– Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý (C00)

– Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh (D01)

– Toán, Vật lý, Hóa học (A00)

– Toán, Hóa học, Sinh học (B00)

16

4

Quản lý giáo dục

D140114

– Toán, Vật lý, Hóa học (A00)

– Toán, Vật lý, Tiếng Anh (A01)

– Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý (C00)

– Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh (D01)

17.5

5

Tâm lý học giáo dục

D310403

– Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý (C00)

– Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh (D01)

– Toán, Vật lý, Hóa học (A00)

– Toán, Hóa học, Sinh học (B00)

17

Điểm chuẩn Học viện quản lý giáo dục 2016

Nhìn chung, mức điểm chuẩn Học viện quản lý giáo dục 2016 biến động không nhiều giữa các ngành chỉ dao động ở ngưỡng từ 15 đến 17,5 điểm so với các năm vừa rồi thì không có sự thay đổi nhiều. Trong đó, ngành Công nghệ thông tin và Kinh tế giáo dục vẫn là hai ngành lấy mức điểm thấp nhất là 15 điểm trong khi  đó ngành lấy cao nhất là ngành Quản lý giáo dục lấy 17.5 điểm.

III. Học phí trường Học viện quản lý giáo dục năm 2018-2019

    1. Mức học phí hệ đại học đào tạo chính quy

 Căn cứ theo quy định của Bộ Giáo dục -  Đào tạo và căn cứ theo công văn của Nhà trường quy định về mức học phí Học viện quản lý giáo dục như sau:

  • Sinh viên ngành Công nghệ thông tin: 290.000đồng/tín chỉ

  • Sinh viên các ngành khác: 240.000đ/tín chỉ

    2. Địa điểm đóng học phí

Sinh viên nộp học phí tại phòng Tài chính - Kế hoạch ( Phòng 209 - Nhà A1 )

    3. Các ngành đào tạo hệ đại học chính quy 

Nhà trường đã phối hợp cùng với Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa ra khung đào tạo cho các hệ tại học viện. Cụ thể các chương trình đào tạo đang được triển khai giảng dạy như sau:

  • Ngành Giáo dục học

  • Ngành Công nghệ thông tin

  • Ngành Kinh tế giáo dục

  • Ngành Quản lý giáo dục

  • Ngành Tâm lý giáo dục

IV. Tuyển sinh Học viện quản lý giáo dục năm 2019

    1. Đối tượng tuyển sinh

Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về đối tượng tuyển sinh của học viện là toàn bộ sinh viên đã tốt nghiệp Trung học phổ thông quốc gia.

    2. Phạm vi tuyển sinh

Tuyển sinh trong cả nước

    3. Chỉ tiêu và mã ngành tuyển sinh

Tổng chỉ tiêu dự kiến của học viện năm 2019 là 400 chỉ tiêu. Trong đó, chỉ tiêu quy định cho các ngành cụ thể như sau:

Chỉ tiêu và mã ngành tuyển sinh học viện quản lý giáo dục

Chỉ tiêu tuyển sinh cho từng ngành

 

    4. Phương thức tuyển sinh

Học viện lựa chọn hình thức xét tuyển theo ngành dựa vào kết quả của kỳ thi THPT quốc gia.

    5. Thông tin liên hệ

Mọi thắc mắc về thông tin tuyển sinh năm 2019 xin vui lòng liên hệ:

Phòng Đào tạo, HV quản lý giáo dục, 31 Phan Đình Giót - Thanh Xuân - Hà Nội

Điện thoại: 04-38643352

Fax:  04-38641802

Email: [email protected]   

V. Quy mô trường 

    1. Lịch sử hình thành

Năm 1966, để thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng Cán bộ quản lý giáo dục phòng giáo dục huyện, trường phổ thông trung học và một số tổ chức một số lớp bồi dưỡng cho các Cán bộ quản lý chuyên ngành về một số vấn đề cấp bách trong quản lý giáo dục và tham mưu hoạch định ra đường lối cải cách, trường Lý luận nghiệp vụ giáo dục chính thức được thành lập.

Đến năm 1976, Hội đồng Bộ trưởng đưa ra nghị quyết Cán bộ quản lý giáo dục được thành lập dựa trên cơ sở trường lý luận nghiệp vụ của Bộ Giáo dục theo quy định của thông tư.

học viện quản ly giáo dục

Cố Thủ Tướng Phạm Văn Đồng tiếp đoàn cán bộ của trường Cán bộ Quản Lý giáo dục năm 1985

Năm 1990, Bộ Giáo dục và đào tạo đưa ra quyết định về việc thực hiện sáp nhập 3 cơ sở: Trường Cán bộ quản lý giáo dục, Trường Cán bộ quản lý đại học, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề, Trung tâm nghiên cứu tổ chức quản lý và kinh tế học giáo dục thành cơ sở đồng nhất với tên gọi Trường Cán bộ quản lý giáo dục và đào tạo.

Học viện quản lý giáo dục

Nguyên Phó Chủ tịch Nước Nguyễn Thị Bình phát biểu tại trường "Cán bộ quản lý Giáo dục và Đào tạo" vào dịp khai giảng lớp bồi dưỡng nữ cán bộ quản lý- 1994

Học viện quản lý giáo dục

Nguyên Phó Chủ tịch Nước Trương Mỹ Hoa phát biểu tại trường năm 1994

Ngày 3/4/2006, Thủ tướng Chính phủ ra quyết định thành lập với cái tên chính thức là HV Quản lý Giáo dục như ngày nay.

Học viện quản ly giáo dục

Lễ công bố quyết định thành lập "HV Quản lý Giáo dục" (13/05/2006)

Học viện quản ly giáo dục

Bộ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Thiện Nhân về thăm và làm việc tại HV quản lý giáo dục năm 2007

Trải qua quá trình hơn 40 năm xây dựng và đào tạo, Học viện luôn giữ vững phong độ và vai trò nòng cốt là cơ sở đi đầu trong sự nghiệp đào tạo ra những cán bộ chuyên tham gia quản lý giáo dục, nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển cấp thiết của nền giáo dục nước nhà trong thời đại hội nhập và phát triển. Tuy vẫn còn gặp nhiều khó khăn cũng như thách thức trước mắt nhưng Học viện vẫn không ngừng hoàn thiện về cả cơ cấu tổ chức, chất lượng dạy học và hệ thống cơ sở vật chất phục vụ học tập. Hiện nay, các hoạt động chuyên môn của Học viện đang dần được phát triển và cải tiến về cả chiều rộng lẫn chiều sâu, công tác nghiên cứu khoa học ngày càng được quan tâm và thành quả đạt được vô cùng to lớn. Các hoạt động liên kết và hợp tác với nước ngoài đang ngày càng được mở rộng, có nhiều hội thảo quốc tế được tổ chức với các chủ đề về vấn đề quản lý giáo dục đã được Học viện đã được tổ chức và đạt được nhiều thành tựu đáng kể.

Học viện quản ly giáo dục

Lễ nghiệm thu Đề tài Khoa học cấp Nhà Nước do Học viện thực hiện

Học viện quản ly giáo dục

Hình ảnh trong lễ ký thỏa thuận hợp tác đào tạo với trường đại học Toulouse-Pháp

 

    2. Mục tiêu đào tạo, sứ mệnh

  • Sứ mệnh: HV Quản lý giáo dục phấn đấu là cơ sở đào tạo chất lượng cao, luôn giữ đứng phong độ tiên phong trong nghiên cứu và tham gia tích cực trong việc triển khai đổi mới quản lý giáo dục đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước.

  • Tầm nhìn: Hướng tới là cơ sở giáo dục có uy tín trong nước và khu vực về chất lượng đào tạo, cũng như nghiên cứu khoa học áp dụng trong giáo dục, quản lý giáo dục.

    3. Nhiệm vụ, chức năng

  • Chức năng: Chức năng đào tạo nguồn nhân lực quản lý giáo dục, nghiên cứu và phát triển khoa học quản lý giáo dục, tham mưu tổ tư vấn cho các cơ quan Quản lý giáo dục nhằm đáp ứng những yêu cầu của chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo của đất nước.

  • Nhiệm vụ:

- Đào tạo, bồi dưỡng: được đánh giá là cơ sở giáo dục đại học trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, tích cực đào tạo trình độ đại học về các chuyên ngành như Quản lý giáo dục, Kinh tế giáo dục, Công nghệ thông tin, Tâm lý học, Giáo dục học;Đào tạo thạc sĩ các chuyên ngành Quản lý giáo dục, Công nghệ thông tin, Tâm lý học lâm sàng; Đào tạo tiến sĩ các chuyên ngành Quản lý giáo dục. Tổ chức các chương trình nâng cao năng lực, chuẩn chức danh nghề nghiệp cho nhà giáo, bồi dưỡng cán bộ và học viên.

- Nghiên cứu và thực hiện các ứng dụng khoa học trong quản lý giáo dục: nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn trong hoạt động quản lý, tổ chức nghiên cứu những vấn đề về định hướng chiến lược, hoạch định các chính sách phát triển giáo dục và đổi mới quản lý giáo dục, tham gia các tổ tư vấn về các ứng dụng khoa học quản lý giáo dục cho các cơ quan Quản lý giáo dục và cơ sở GD & ĐT, tham gia thẩm định về mặt khoa học quản lý giáo dục và các dự án liên quan.

- Hỗ trợ và liên kết chuyên môn vối các đơn vị trong hệ thống các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục, tham gia xây dựng và phát triển chương trình xây dựng các chương trình bồi dưỡng phẩm chất cán bộ giáo dục, tổ chức  và liên kết với các tổ chức và trường học nước ngoài về các hoạt động ngoài trường.

- Hợp  tác quốc tế: hợp tác với các cơ quan, tổ chức và các trường đại học nước ngoài, tích cực liên kết với người Việt Nam định cư ở nước ngoài  trong đào tạo, đưa ra kế hoạch bồi dưỡng, đổi mới phương pháp trong nghiên cứu và ứng dụng về khoa học quản lý giáo dục.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của Điều lệ trường Đại học, của nhà nước và tuân thủ theo quy định của Pháp luật và các nhiệm vụ do cơ quan có thẩm quyền giao.

    4. Thành tích

Những thành tựu đã đền đáp những cố gắng trên đã mang lại cho thầy và trò Học viện quản lý giáo dục đó chính là hàng năm trường đã gặt hái được nhiều giải thưởng, bằng khen danh giá của Đảng và Nhà Nước như: Huân chương Lao động hạng 3 (1986), huân chương Lao động hạng Nhì (2011) do Nhà Nước trao tặng và nhiều năm liền được nhận danh hiệu "Đảng bộ vững mạnh",...

Học viện quản ly giáo dục

Nguyên Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Minh Hiển về tham dự và phát biểu tại lễ đón nhận cờ thi đua tiên tiến xuất sắc của trường (1999-2000)

 

    5. Cơ sở vật chất

Cơ sở vật chất tại trường được đánh giá cao. Với diện tích sử dụng lớn bên cạnh đó là hệ thống cây xanh cũng như cơ  sở vật chất được trang bị đầy đủ, Trường hướng bản thân trở thành một tổ chức đào tạo trong lành và đạt chất lượng cao, đáp ứng được những kiểm định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tại các phòng học đều được trang bị đầy đủ thiết bị học tập hiện đại như: bàn ghế, bảng, máy chiếu, điều hòa,...

Học viện quản ly giáo dục

Cổng chính HV Quản lý giáo dục

 

    6. Đội ngũ nhân sự, cán bộ giảng viên

Đội ngũ nhân viên tận tụy và được đánh giá là hoàn thành khá tốt trong công việc hỗ trợ giảng viên và người học. Bên cạnh đó, đội ngũ giảng viên được đánh giá là có trình độ cao và tâm huyết với nghề, luôn luôn hỗ trợ hết mình cho các học viên.

    7. Hoạt động sinh viên

Hằng năm trường tổ chức khá nhiều hoạt động cho sinh viên, có thể kể đến như:

  • 10/2018, Học viện phối hợp với các đơn vị hữu quan tổ chức một số hoạt động đoàn thể với mục đích nâng cao tinh thần nhiệt huyết của tuổi trẻ cũng như tạo sự gắn kết giữa các Đoàn viên và hội sinh viên của Học viện. Chương trình Tập huấn về An toàn Giao thông thường niên được phối hợp với Công ty Hồng Hạnh Motor tổ chức nên.

 

Học viện quản ly giáo dục

Sinh viên HV Quản lý giáo dục được trang bị những kiến thức về An toàn Giao thông và kỹ năng lái xe an toàn

  • Hội nghị Tập huấn cán bộ Đoàn chủ chốt được tổ chức năm 2018.

Học viện quản ly giáo dục

ThS. Nguyễn Thị Loan, Bí thư Đoàn TNCS HCM trao kỷ niệm chương cho các diễn giả

Học viện quản ly giáo dục

Hoạt động chào mừng năm học mới của Hội sinh viên


 

Học viện quản ly giáo dục

Học viện hợp tác với tổ chức Thái Lan

Để hiểu rõ hơn về học viện các bạn có thể tham khảo video sau đây:

 

Học viện Quản lý giáo dục ( National Academy of Education Management ) là cơ sở giáo dục đại học trực thuộc Bộ Giáo dục. Với bề dày lịch sử hơn 40 năm xây dựng và phát triển, Học viện luôn giữ vai trò tiên phong trong sự nghiệp đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực giáo dục và quản lý giáo dục có chất lượng cao, nghiên cứu và phát triển khoa học quản lý giáo dục, ứng dụng và chuyển giao khoa học quản lý giáo dục, tham mưu và tư vấn cho các cơ quan quản lý giáo dục nhằm đáp ứng yêu cầu chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo của đất nước đang ngày càng chứng minh năng lực của một cơ sở đào tạo uy tín và chất lượng.